Tiến Sĩ Tam Phong: “Chiến tranh kinh tế” Nga - phương Tây đã bắt đầu

Thứ bảy, ngày 29/03/2014 07:03 AM (GMT+7)
“Nga không tin phương Tây sẽ dám trừng phạt Nga quá mạnh” - tiến sĩ khoa họcTam Phong - chuyên gia kinh tế đang sinh sống và làm việc tại Mátxcơva (Nga)nhận định như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên NTNN ngày 28.3.
Bình luận 0
Người Nga được và mất gì sau sự kiện Crimea, thưa ông? - Theo tôi, người Nga được cũng nhiều và mất cũng khá. Cái được chính là: Lấy lại được phần lãnh thổ của mình, đòi lại được “sự công bằng lịch sử”. Ý tôi ở đây là cách nhìn của người Nga về quyết định của Khrusov tách Crimea khỏi Nga nhập vào Ukraine năm 1954.

Binh sĩ Ukraine trở về Kiev từ căn cứ quân sự ở Fedosia, Crimea.
Binh sĩ Ukraine trở về Kiev từ căn cứ quân sự ở Fedosia, Crimea.

Cũng cần phân biệt khái niệm “công bằng lịch sử” với công bằng theo tính pháp lý; nắm được vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc phòng của Nga; lấy lại được vị thế của mình trong bản đồ địa chính trị thế giới. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga không còn được coi là cường quốc tham gia vai trò chủ đạo trong các quyết định quan trọng của thế giới. Thế giới trở nên đơn cực, nhiều vấn đề lớn được quyết định mà không tính đến ý kiến của Nga. Việc lấy lại Crimea đã mở sang một trang mới – Nga không chấp nhận trật tự đang tồn tại.

Những cái mất là: Nga với Ukraine là 2 nước có quan hệ ruột thịt đặc biệt, người Nga với người Ukraine vốn được coi như anh em sinh đôi. Nói như nhiều người, Nga được Crimea nhưng mất Ukraine. Tuy nhiên, hy vọng điều này chỉ là trong một giai đoạn lịch sử. Dù sao sự hòa đồng về dân tộc, văn hóa cũng như tôn giáo giữa 2 dân tộc không dễ gì chia rẽ được họ lâu dài. Ngoài ra, Nga cũng gặp phải những ảnh hưởng kinh tế do những đòn trừng phạt của các nước phương Tây. Quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây chính thức bước sang trang đối đầu. Hai bên nếu không biết tự kiềm chế thì dễ leo thang và khả năng quay lại chiến tranh lạnh không phải là không có. Nếu kịch bản này xảy ra, tôi chưa hiểu Nga sẽ đối chọi thế nào với các nước phương Tây với sức mạnh kinh tế gộp lại gấp hàng chục lần.

Là một chuyên gia kinh tế, đồng thời là một doanh nhân, những gì ông thấy ở nước Nga hiện nay, có biểu hiện nào cho thấy Mátxcơva “run rẩy” trước sự trừng phạt của Mỹ và EU không?

Ngày 27.3 (theo giờ Mỹ), Đại Hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết mô tả cuộc trưng cầu ý dân ở Crimea- dẫn tới việc Crimea sáp nhập vào Nga- là bất hợp pháp. 100 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết, 11 nước bỏ phiếu chống và 58 nước bỏ phiếu trắng, trong đó có Trung Quốc. Nghị quyết của Đại Hội đồng LHQ không mang tính ràng buộc. Nga lên tiếng chỉ trích nghị quyết này của LHQ. Trong khi đó, ngày 28.3, Tổng thống Ukraine bị lật đổ Yanukovych đã lên tiếng kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý trên khắp cả nước để quyết định quy chế tương lai của tất cả các khu vực của Ukraine.

QUANG MINH

- Lệnh trừng phạt của Mỹ và EU chắc chắn có ảnh hưởng đến nền kinh tế của Nga. Chưa nói đến những ảnh hưởng trực tiếp như việc cô lập, cấm vận làm hạn chế các hoạt động kinh tế, chuyện khủng hoảng chính trị tác động rất xấu đến môi trường đầu tư, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga. Chiến tranh lạnh có bắt đầu hay không thì chưa rõ nhưng có lẽ chiến tranh về kinh tế đã bắt đầu.

Còn việc ảnh hưởng đến đâu, tới mức nào còn phụ thuộc Mỹ và EU sẽ dấn sâu vào chuyện này như thế nào. Nga và Mỹ phụ thuộc nhau về kinh tế không nhiều vì quan hệ trong lĩnh vực này không mạnh. Ngược lại, nền kinh tế của EU và Nga lại xâm nhập, phụ thuộc vào nhau rất nhiều, nhất là vấn đề năng lượng. Việc trừng phạt kinh tế sẽ gây thiệt hại cho cả đôi bên, không chỉ Nga.

Chính vì vậy mà nhiều nước EU không hào hứng với việc trừng phạt Nga một cách mạnh mẽ. Trong thâm tâm và sau một thời gian khi cơn phấn khích vì chiến thắng chìm xuống, tôi không biết là họ sẽ nghĩ thế nào! Cũng cần phải phân biệt về thái độ của chính quyền và người dân về chuyện này. Nhưng trước mắt, tôi thấy họ không mấy lo sợ về vấn đề này.

Theo ông, dựa vào đâu để Nga không sợ bị trừng phạt?

- Thứ nhất, việc sáp nhập Crimea vào Nga là chuyện lớn, họ sẵn sành chấp nhận chịu ảnh hưởng về kinh tế Đây là tâm lý hiện thời của nhiều người Nga và không phải không có những ý kiến phản đối. Tuy nhiên, cũng không biết tâm lý này sẽ diễn biến thế nào khi việc ảnh hưởng kinh tế, đánh vào túi tiền của người dân bị kéo dài

Thứ hai, phía Nga cũng không tin phương Tây sẽ dám trừng phạt Nga quá mạnh. Họ nghĩ như vậy là vì 2 lý do. Một lý do như tôi đã nói ở trên: Việc trừng phạt kinh tế sẽ ảnh hưởng đến cả 2 phía, và điều này sẽ không thú vị lắm đối với các nước EU khi mà bức tranh kinh tế của họ không mấy sáng sủa do khủng hoảng và bản thân các nước EU phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga.

Một lý do khác là Nga cũng có nhiều đòn đánh lại, khả năng gây nhiều điều không mấy dễ chịu cho đối phương, chẳng hạn trong việc ngừng giúp Mỹ vận chuyển, tiếp tế cho quân đội tại Afghanistan, ngừng hợp tác chống khủng bố, rồi vấn đề Iran, Triều Tiên…

Xin cảm ơn ông!

Thiên Việt (thực hiện) (Thiên Việt (thực hiện))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem