Tìm giống mới để tăng “sức đề kháng”

Thứ sáu, ngày 01/07/2011 16:30 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - TS Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với NTNN về triển vọng phát triển cây đậu tương vụ đông.
Bình luận 0

Theo TS Ngọc cùng với cây ngô, cây đậu tương có nhiều lợi thế về đất đai, lao động, thị trường… Tuy nhiên, hiện nay, trong xu thế lao động chuyển dịch ngày càng lớn từ nông thôn ra thành phố, nếu không cơ cấu lại sản xuất cây đậu tương thì những lợi thế trên đây sẽ lại là yếu thế.

img

Sức cạnh tranh của cây đậu tương hiện nay chưa cao.

Thưa TS, ông có thể phân tích kỹ hơn những lợi thế của cây đậu tương?

- Trong 3 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng của cây đậu tương có xu hướng chững lại, thậm chí giảm ở một số địa phương. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, triển vọng cây đậu tương là rất lớn. Đây là cây thực phẩm giàu dinh dưỡng, có khả năng cải tạo đất tốt và đem lại thu nhập đáng kể cho nông dân.

Tính trung bình 1 sào Bắc Bộ nếu trồng đậu tương sẽ cho thu hoạch khoảng 1 tạ, tương đương 1,5 triệu đồng. So với trồng dưa bao tử, cà chua, cà rốt, dưa hấu và một số cây ngắn ngày khác thì giá trị của cây đậu tương chưa thực sự thuyết phục người nông dân.

Vậy tại sao những năm gần đây cây đậu tương lại có xu hướng giảm về cả diện tích và sản lượng, thưa TS?

-So với trồng dưa bao tử, cà chua, cà rốt, dưa hấu và một số cây ngắn ngày khác thì giá trị của cây đậu tương chưa thực sự thuyết phục người nông dân. Trong khi đó, đầu vào để trồng cây đậu tương không phải là thấp. Đặc biệt là rủi ro trong vụ đông là rất lớn. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho người nông dân chưa mặn mà với cây đậu tương.

Hàng năm, nước ta vẫn phải nhập khoảng hơn 1 tỷ USD khô dầu. Như vậy, thị trường tiêu thụ đậu tương trong nước khá “béo bở”?

- Thực tế, đầu ra cho cây đậu tương là rất lớn nhưng sức cạnh tranh của cây đậu tương chưa cao. Thực sự là chúng tôi đang tìm lời giải bằng việc đưa giống có năng suất, chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, thúc đẩy các cơ chế khuyến khích sản xuất nhằm tăng “sức đề kháng”, giá trị cho cây đậu tương trên thị trường.

Như vậy là để hiện thực hóa triển vọng của cây đậu tương cần có những giải pháp đồng bộ, thưa TS?

- Không chỉ với riêng cây đậu tương mà với một số các cây trồng khác cũng cần có những giải pháp đồng bộ từ thời vụ, giống, biện pháp kỹ thuật đến tổ chức sản xuất. Bên cạnh những cơ chế chính sách khuyến khích nông dân sản xuất cũng cần có cơ chế chính sách thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ và tích cực hơn cho các doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng vừa ban hành Thông tư 84 khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Vậy đối với cây đậu tương, Cục đã có những giải pháp nào để đảm bảo diện tích và năng suất trong vụ đông năm nay?

- Theo kế hoạch, vụ đông 2011, toàn miền Bắc sẽ gieo 85.000ha cây đậu tương. Hiện nay, các viện, trường có nguồn giống khá phong phú. Tuy nhiên, nguồn giống này chưa đáp ứng được tính đa dạng về vùng miền, thời vụ. Chúng tôi khuyến cáo các địa phương phải giải phóng đất lúa sớm trước ngày 20.9 và chậm nhất là 25.9 để dành đất cho cây đậu tương tránh bị mưa úng.

Xin cảm ơn ông!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem