Đây là tín hiệu tốt. Bộ Công Thương đã đề nghị TP Móng Cái chuẩn bị tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
Bốc dỡ, vận chuyển nông sản qua các cảng hàng hóa ở Móng Cái. Ảnh: Đài TTTH Móng Cái
Cuối tháng 10.2017, Bộ Công Thương sẽ mời các doanh nghệp mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, thủy sản đi tham quan vùng trồng xoài (An Giang) và thanh long (Bình Thuận). Qua đó, mời các doanh nghiệp Trung Quốc thu mua sản phẩm.
Theo Bộ NNPTNT, trong 9 tháng đầu năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu của cả ngành ước đạt gần 27 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng nông sản chính ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 17%; thủy sản ước đạt hơn 5,9 tỷ USD, tăng 18,1%. Đây là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam.
Theo dự báo của FAO, Trung Quốc là nước nhập khẩu thủy sản, sữa và ác sản phẩm lớn nhất thế giới, nhu cầu nhập khẩu và tieu thụ rau quả tăng nhanh trong giai đoạn 2017 – 2020.
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh). Ảnh: Đài PTTH Quảng Ninh
Đối với mặt hàng gạo, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự báo năm 2017, nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đạt 5,35 triệu tấn, tăng 650.000 tấn so với mức 4,6 triệu tấn của năm 2016.
Về nhu cầu tiêu thụ thịt lợn, Trung Quốc chiếm 51,5% tổng sản lượng thịt lợn trong khi sản lượng sản xuất chỉ chiếm 49,9%. Tuy nhiên, hiện thị trường Trung Quốc đã đặt ra yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, tăng cường quản lý, siết chặt nhập khẩu thương mại biên giới, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn, Trung Quốc đang cải tổ trang trại và sẽ hoàn thành năm 2017. Như vậy nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này sẽ giảm trong thời gian tới.
Minh Phúc (Nông nghiệp Việt Nam)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.