Tỉnh An Giang
-
Mô hình nuôi lươn giống đang được nhiều nông dân xã Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) hướng đến, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế địa phương.
-
Tại xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, từ 3 giờ sáng đến 4 giờ chiều hằng ngày, rất nhiều người dân trèo lên cây thốt nốt để lấy nước giải khát (mật thốt nốt) để bán. Ngoài những cây cao từ 10-15 mét, có rất nhiều cây thốt nốt cao khoảng 20 mét nhưng vẫn không làm khó được người dân.
-
Anh Điền (An Giang) cho biết: “Nước nổi, tôi chỉ mua duy nhất cá linh. Nhu cầu tiêu thụ thì nhiều, mà lượng cá linh chỉ còn khoảng 3 phần so với trước. Từ 8-9 giờ đến trưa, chắt mót từ nhiều nông dân, tôi gom chừng 100kg cá linh mỗi ngày, chớ nào dám mơ số lượng cả tấn nữa”
-
Không còn là phế phẩm nông nghiệp bỏ đi sau vụ mùa thu hoạch, gây ô nhiễm môi trường, càng ngày rơm rạ càng thể hiện được lợi ích của mình. Rơm rạ sử dụng để trồng nấm, làm phân bón hữu cơ cho đất…Ngay cả lượng rơm rạ sau thu hoạch nấm rơm còn được nông dân tận dụng để trồng hoa, trồng cây cảnh...
-
Với chiều dài 320 cm; cao 160 cm; chu vi 75 cm dáng tự nhiên, trọng lượng lên tới 33kg-củ đinh hương có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi trong vườn cây cảnh, cây thuốc Nam ở tỉnh An Giang đang gây xôn xao, ngỡ ngàng đối với nhiều người kéo đến tìm xem.
-
Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) được xem là "nóc nhà" ĐBSCL. Đến núi Cấm, khách thập phương ngoài vãn cảnh núi non hùng vĩ, lễ Phật tại các ngôi chùa nổi tiếng còn có thể thưởng thức món bánh xèo với rau rừng thơm ngon, độc đáo.
-
Anh Phạm Văn Tiếp, xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới (An Giang) chọn trồng giống đu đủ Thái xen canh trong vườn cây ăn trái. Đu đủ Thái là giống cây ăn trái ngắn ngày ít tốn phân. Nhiều cây đu đủ trong vườn nằm ngã nằm nghiêng nhưng đều ra trái quá trời
-
Ở tỉnh An Giang, chộp bắt "lộc trời" rắn mối đang vào mùa. Rắn mối, loài rắn "trời cho" ở đồng quê dễ chế biến ra nhiều món ngon "nhức nách". Sau mùa mưa, rắn mối đặc sản xuất hiện nhiều. Chúng trú ẩn dưới đám lá cây rụng, ban đêm đi kiếm ăn.
-
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) phối hợp với Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel và Sở NNPTNT tỉnh An Giang xây dựng phần mềm nhận diện sinh vật gây hại trên lúa từ tháng 6/2021. Nhiều nông dân tỏ ra rất thích thú và kỳ vọng ứng dụng này sẽ giúp sản xuất thuận lợi và hiệu quả hơn.
-
Nói đến sông nước An Giang, không ai lạ gì với tên gọi cù lao ông Chưởng. Nơi đây có dòng nước chảy hợp lưu với dòng sông Hậu nên sản vật thiên nhiên luôn vô cùng dồi dào, phong phú. Ở xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) không ai không biết "dị nhân" Phạm Xuân Hùng-1 tay lặn bắt tôm sông to bự...