An Giang: Dị nhân lặn bắt tôm đặc sản to bự dưới đáy sông Hậu, trồi lên mặt nước bất ngờ bắt được cả cá

Bảo Phong Thứ tư, ngày 05/01/2022 10:35 AM (GMT+7)
Nói đến sông nước An Giang, không ai lạ gì với tên gọi cù lao ông Chưởng. Nơi đây có dòng nước chảy hợp lưu với dòng sông Hậu nên sản vật thiên nhiên luôn vô cùng dồi dào, phong phú. Ở xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) không ai không biết "dị nhân" Phạm Xuân Hùng-1 tay lặn bắt tôm sông to bự...
Bình luận 0

Sông Hậu đoạn chảy qua cù lao Ông Chưởng ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang rất dồi dào thủy sản.

Nghề lặn sông Hậu bắt tôm cá-truyền nhân đời thứ 3

 Chính vì thế mà dân gian hay ca ngợi bằng câu ca dao:"Chiều chiều quạ nói với diều, cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm". 

Clip: Dị nhân 3 đời hành nghề lặn bắt tôm sông ở xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang-anh Phạm Xuân Hùng. Video: Bảo Phong.

Gắn với cuộc sống miền sông nước, người có biệt tài lặn bắt tôm sông độc đáo, cao thủ nghề "túm" sản vật trời cho đó là anh Phạm Xuân Hùng.

Hằng năm, mùa lặn mò tôm bắt càng xanh nhộn nhịp nhất khi con nước thủy triều rút dần. Tôm cá từ ruộng đồng, kênh rạch chảy ra sông lớn trú ẩn và sinh sản. 

Tận dụng cơ hội này người thợ lặn cũng ra sông mò tôm bán kiếm tiền. 

Có hàng chục cách bắt dân gian thì anh Phạm Xuân Hùng lại làm điều trái ngược, dùng đôi tay khắc tinh bắt "lộc trời" nên người dân gọi là cao thủ. 

Sau vài phút ngồi trên tắc ráng chứng kiến cảnh bắt tôm sông, anh Lê Văn Giang, ngư dân vùng đất cồn An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới (An Giang) ngạc nhiên tán thán: "Ảnh bắt siêu đẳng luôn á, tôi ra ngoài sông nhìn ảnh bắt tôm mà thấy ham, con nào con nấy mập ú…".

Khi hỏi ra thì mới biết gia đình anh Hùng có ba đời làm nghề này rồi. Từ đời ông nội rồi đời cha và tới annh, ai cũng chịu lạnh giỏi hết. Hơi thở anh Hùng dài và lặn bắt tôm tài tình. Một con nước mùa mà anh Hùng ra sông đi lặn như vậy là bắt về từ vài ký tôm như chơi.

Con tôm hay cá bắt được nhiều thì đem bán, ít thì để mấy anh em lai rai vui chơi.

"Tôi cũng làm nghề bà cậu sông nước mấy chục năm rồi, nhưng mỗi khi xuống nước thì mau trồi lên, không lặn lâu như anh Hùng. Mấy ngày nay tôi thấy ngày nào anh Hùng ra sông là ngày đó mang về đầy sản vật", anh Giang chia sẻ.

Mò tôm sông mùa đông cũng rất thú vị, không cần thở máy, chỉ cần người lặn giỏi chịu lạnh và chịu đựng sức ép độ sâu từ 3- 6m của dòng nước. 

An Giang: Dị nhân lặn bắt tôm đặc sản to bự dưới đáy sông Hậu, trồi lên mặt nước bất ngờ bắt được cả cá - Ảnh 2.

Dị nhân lặn sông bắt tôm-anh Phạm Xuân Hùng (xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) nhiều lần trồi lên mặt nước khiến nhiều người bất ngờ vì 1 tay bắt được tôm càng xanh to bự, còn tay kia lại bắt được con cá...Ảnh: Bảo Phong.

An Giang: Dị nhân lặn bắt tôm đặc sản to bự dưới đáy sông Hậu, trồi lên mặt nước bất ngờ bắt được cả cá - Ảnh 3.

Tôm càng xanh to bự do những thợ lặn sông như anh Hùng bắt được bao giờ cũng bán được giá cao bởi đây là tôm tự nhiên....Ảnh: Bảo Phong.

An Giang: Dị nhân lặn bắt tôm đặc sản to bự dưới đáy sông Hậu, trồi lên mặt nước bất ngờ bắt được cả cá - Ảnh 4.

"Dị nhân" với biệt tài bơi lặn bắt tôm sông-anh Phạm Xuân Hùng và bạn chài di chyển trên sông Hậu đi tìm địa điểm mới.

Từ lúc 15 tuổi anh Hùng đã nối nghiệp cha ra sông lặn, ngụp nên quen dần với nghề. So với những người chài lưới bắt tôm, thì công việc của anh Hùng vất vả hơn nhiều.

Nghề "ăn lộc trời" lắm công phu, nhiều vất vả

Để bắt được con tôm dưới sông 2 tay của Hùng phải dồn lực đẩy nước rồi dí mạnh tôm vào trốn vào hốc đất hay kẻ hở của hốc cây. 

Con tôm càng xanh có sức búng ngược nhưng dưới sâu thì nó búng chậm nên dễ bắt nhưng xem ra đôi lúc người bắt cũng như tôm cũng chơi trò rượt đuổi mệt hơi. 

Bộc bạch nghề bắt tôm sông anh Phạm Xuân Hùng, cao thủ nghề bắt tôm sông nói: "Muốn bắt được tôm sông cũng nhờ vào con nước ròng cở mùng 10 hoặc 25 âm lịch. Nước chảy ra thì tôm cá trong kênh, rạch theo ra sông. Chúng sống rãi rác vạt vào mé bờ hay gốc cây rất nhiều, xuống nước dù nhắm mắt nhưng đôi tay quơ một vèo là biết chổ nào có, chổ nào không...".

Anh Hùng kể, phát hiện có tôm thì dưỡng hơi để lặn tiếp. Mỗi lần lặn vậy chừng 1 đến 2 phút thôi nhưng mà anh biết cách xô nước dồn tôm, cá về một chổ thì cho dù không thấy gì dưới nước nhưng anh vẫn hốt vài ba con như chơi. 

Nghề lặn bắt tôm sông nhiều lúc cũng bị đuối hơi, bị cá hay tôm đâm đau khi rượt đuổi, xô đuổi nước. Có khi anh lặn vừa hết hơi, dí theo để bắt được con tôm đạp nước trồi lên bờ thì mệt sỉu luôn…

An Giang: Dị nhân lặn bắt tôm đặc sản to bự dưới đáy sông Hậu, trồi lên mặt nước bất ngờ bắt được cả cá - Ảnh 5.

"Nói ngay mò tôm bắt bằng tay thì dễ hơn là mò con cá. Mỗi lúc nông nhàn không có chuyện gì làm ra sông vài tiếng thì kiếm được tiền. Cuộc sống mấy chục năm qua cũng nhờ dòng sông nhiều tôm nên thành ghiền xuống nước...", anh Hùng tâm sự.

Ngâm mình lặn ngụp suốt ngày đó là công việc thường thấy của người tìm "lộc trời" thiên nhiên. Tùy vào kinh nghiệm và con nước dân gian, người lặn mò tôm sẽ mò được nhiều hay ít.

Hiện nay cũng có nhiều người ở xóm đi mò tôm như anh Hùng nhưng xem ra họ chỉ xuống sông tắm mát, thỉnh thoảng thì chỉ bắt được vài ba con đem về lai rai.

"Do con tôm sông có giá trị kinh tế và dinh dưỡng, ngon ngọt thịt, bán cũng được giá, tôm bắt lên bao nhiêu người ta đến mua tới, đó là lý do tại sao tôi phải nhọc công lặn sông dù nghề lắm gian nan, vất vả, đôi lúc bị đạp gai hay bị tôm kẹp, cá lớn vươn ngạnh đâm trọng thương". Anh Hùng cho biết thêm.

Khó khăn là vậy, nhưng ngày nào ra sông thì người như anh Hùng cũng có vài triệu bỏ túi bởi đôi tay khắc tinh bắt tôm đại tài, khó ai sánh bằng. 

Ba đời làm nghề lặn bắt tôm sông cho dù sản vật thiên nhiên ngày khan hiếm nhưng vì cuộc sống máu nghề vẫn thôi thúc anh Hùng không từ bỏ cái nghề hạ bạc, vẫn tiếp tục ngụp lặn mò bắt tôm ngày này qua tháng nọ để trang trải cuộc sống.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem