Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trao đổi với PV Dân Việt, luật gia Nguyễn Thị Quỳnh Thơ (Văn phòng luật gia Interla) cho biết, Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định, vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào, có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy.
Hoặc trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện hoặc có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách…mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.
Theo bà Thơ, pháp luật hình sự quy định người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là trường hợp người phạm tội với lỗi cố ý.
Nghĩa là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Như vậy, nếu một người thực hiện hành vi với lỗi vô ý, tức không biết mình đang vận chuyển ma túy thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy vì không thỏa mãn dấu hiệu.
"Vấn đề này còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó phải chờ đợi kết quả điều tra của cơ quan công an. Nếu cơ quan điều tra chứng minh được mối quan hệ giữa hai bên, chứng minh được việc người thực hiện hành vi buộc phải biết hàng hóa đó là chất ma túy. Lúc này dù có phủ nhận là mình không biết cũng sẽ bị truy tố về vai trò đồng phạm đối với hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy" – bà Thơ nhấn mạnh.
Trong khi đó, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường nêu quan điểm, theo quy định của pháp luật, người phạm tội không có nghĩa vụ phải nhận tội, bị can bị cáo không có nghĩa vụ phải nhận mình có tội, không có nghĩa vụ phải đưa ra lời khai để chống lại mình.
Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh tội phạm theo nguyên tắc suy đoán vô tội là một người chỉ có tội khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án...
Và lời khai nhận tội không được coi là chứng cứ buộc tội nếu lời khai đó không phù hợp với các tài liệu chứng cứ khác để phản ánh sự thật khách quan.
Ông Cường lấy ví dụ, trong vụ việc 4 nữ tiếp viên Vietnam Airlines nghi vận chuyển ma túy từ Pháp về Việt Nam, việc các nữ tiếp viên có thừa nhận đây là chất ma túy hay không, không phải là vấn đề quan trọng.
Kể cả trường hợp họ thừa nhận biết đây là chất ma túy nhưng nội dung này không phù hợp với các tình tiết diễn biến của vụ việc, cũng không thể kết tội.
Ngược lại nếu những người này không thừa nhận số ma túy này do mình vận chuyển nhưng cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy các nữ tiếp viên biết đây là chất ma túy nhưng vẫn cố tình vận chuyển.
Lúc này, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội vận chuyển trái phép chất ma túy mà không phụ thuộc vào việc bị can có nhận tội hay không.
"Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi có mức phạt rất nặng. Ví dụ, chỉ cần vận chuyển Hêrôin, Côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên đã có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình" – ông Cường thông tin.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.