Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ở tỉnh Long An có gì đặc biệt?

Chinh Hoàng Thứ tư, ngày 19/06/2024 16:14 PM (GMT+7)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Long An 6 tháng đầu năm 2024 cao nhất từ đầu năm 2021 đến nay. Điều này cho thấy tình hình kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ từ sau đại dịch Covid-19 nhiều năm trước.
Bình luận 0

Ngày 19/6, UBND tỉnh Long An họp báo thông tin về tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm 2024.

6 tháng đầu năm kinh tế ở Long An (GRDP) ước đạt 5,26%

Theo UBND tỉnh Long An, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2024, gồm có tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) ước đạt 5,26%. Trong đó, khu vực 1 tăng 2,93%, khu vực 2 tăng 5,54% và khu vực 3 tăng 6,46%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,05%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ở tỉnh Long An có gì đặc biệt?- Ảnh 1.

Ông Võ Thành Trí, Chánh văn phòng, người phát ngôn của UBND tỉnh Long An phát biểu và nêu tình hình phát triển kin tế 6 tháng đầu năm ở tỉnh Long An. Ảnh: Chinh Hoàng

"Đây có thể xem là tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm cao nhất từ đầu năm 2021 đến nay, điều này cho thấy tình hình kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ từ sau đại dịch Covid-19 những năm vừa qua", đại điện UBND tỉnh Long An nhấn mạnh.

Ngoài chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, đại diện UBND tỉnh Long An cũng cho hay, tại nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 1/12/2023 của HĐND tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 đã đề ra thêm 20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu.

Một số chỉ tiêu đạt kết quả rất tích cực trong 6 tháng đầu năm 2024 như tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ lệ sản lượng lúa chất lượng cao, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, số bác sĩ/vạn dân… 

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu đạt thấp như: số xã đạt chuẩn nông thôn mới, số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao...

Sản xuất nông nghiệp duy trì tăng trưởng tích cực 6 tháng đầu năm

Liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An, đại diện UBND tỉnh Long An cho biết, sản xuất nông nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực từ hoạt động sản xuất lúa đông xuân, nuôi trồng thủy sản. Ước tăng trưởng toàn ngành đạt khá, đạt 2,93%. Tỉnh thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn. hạn chế ảnh hưởng đến mức thấp nhất đến sản xuất và đời sống người dân.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm ở tỉnh Long An có gì đặc biệt?- Ảnh 3.

Cây chanh vẫn là nông sản chủ lực phát triển kinh tế cho nông dân ở tỉnh Long An. Ảnh: Thiên Long

"Một số cây trồng chủ lực của tỉnh sinh trưởng, phát triển tốt; sản lượng tăng so với cùng kỳ như cây mít, khoai lang, bắp, thanh long, sầu riêng", đại diện UBND tỉnh Long An nói và thông tin thêm, riêng diện tích lúa gieo cấy năm 2024 đến ngày 28/5 ước đạt 400.713,7 ha, đạt 79,8% so với kế hoạch, bằng 87% so với cùng kỳ năm 2023, đã thu hoạch 265.867,1 ha, năng suất (khô) bình quân ước 66,37 tạ/ha, sản lượng 1.761.679,9 tấn, đạt 60,9% so với kế hoạch (2,9 triệu tấn), bằng 98,5% so với cùng kỳ.

Sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng so với cùng kỳ

Cũng theo đại diện UBND tỉnh Long An, về tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt kết quả tốt, sản lượng nuôi trồng tăng 16% so với cùng kỳ.

Tình hình tiêu thụ thủy sản thuận lợi, giá cá tra thương phẩm, cá tra giống tăng... Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thường xuyên được quan tâm; không để xảy ra cháy rừng. Tình hình tiêu thụ các mặt hàng nông sản cơ bản thuận lợi, hầu hết giá các loại nông sản đều tăng so với cùng kỳ như: lúa, nếp, thanh long, chanh, mít...

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục được triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra; góp phần tăng năng suất các cây trồng nói chung và cây trồng chủ lực của tỉnh...

Chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Long An được quan tâm; công nhận thêm 6 xã nông thôn mới, đến nay, toàn tỉnh có 133/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 82,6%; 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, chiếm 30,53%.

Sản xuất công nghiệp và xây dựng có xu hướng phục hồi tích cực với mức tăng trưởng của cả khu vực đạt 5,54% (cùng kỳ tăng 3,54%). Trong đó, ngành công nghiệp ước tăng 5,61% (cùng kỳ tăng 3,66%). Doanh nghiệp có được đơn hàng và tăng sản lượng sản xuất8 góp phần cho ngành công nghiệp tăng trưởng, Sản lượng mía để ăn tăng 151,3%; khoai lang tăng 236,2%; bắp tăng 33,4%; mì tăng 33,6%; đậu phộng tăng 2,5%; xoài sản lượng ước tăng 0,2%; thanh long tăng 5,0%; dứa tăng 18%; sầu riêng tăng 11,6%; ....

Riêng chanh giảm 1,9%, chuối giảm 0,5%.... Nguyên nhân: sản lượng giảm là do diện tích trồng giảm, một phần diện tích trồng mới chưa cho thu hoạch, một số vườn cho trái đã già cỗi, cho năng suất khá thấp hoặc cầu thị trường giảm, giá thấp nên người dân ít đầu tư chăm sóc..

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem