Tôm

  • Cà phổi là loại cà trái ngắn, to hơn cà tím, da màu xanh nhạt có điểm vài vệt trắng. Đây là loại rau dân dã được trồng khắp nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long và được các bà nội trợ miền Tây ưa chuộng trong việc chế biến món ăn như: cà phổi xào tôm thịt, kho mắm, cuộn cá thác lác tẩm bột chiên, làm dưa, v.v.
  • Tận dụng bia có sẵn trong tủ lạnh của các ông chồng, bạn có thể làm món hải sản hấp bia ngon tuyệt hay làm sạch đồ nội thất.
  • Do tôm hùm chết vì dịch bệnh, giá tôm thương phẩm giảm mạnh, để có vốn thả giống cho vụ sau, nhiều hộ nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa đã phải bán tôm hùm non với giá rẻ mạt.
  • Năm nào cũng vậy, cứ độ tháng tư là người dân Vĩnh Long quê tôi chuẩn bị ra sông để kéo ruốc.
  • Cứ mỗi năm con nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mực nước từ từ dâng lên, cư dân hai bên sông lại hồi hộp, náo nức đợi nước tràn kéo theo bao loài cá tôm.
  • Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất không những cá tôm hào sảng mà còn dồi dào về gia súc gia cầm. Do đó, ngoài cá thịt tươi sống, bà con còn chế biến ra nhiều món ngon vật lạ như mắm, khô. Theo nhà văn Vũ Bằng, khô có hai loại chính: khô cá và khô thịt. Khô thịt gia súc có trâu, bò, ngựa…
  • Sau gần 100 năm bị rơi vào quên lãng, múa náp của người dân thôn Tân Mỹ (xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) đã hồi sinh và trở thành sản phẩm du lịch độc đáo cuốn hút du khách thập phương. 
  • Những tháng ngày nắng nóng như lửa cháy, đồng ruộng khô nứt nẻ, công việc đồng áng cũng rảnh rỗi, đây là thời gian người nông dân miền Tây Nam bộ thường hay tát mương bắt cá. Sau đó, họ đào vét lại mương đìa để nhử cá, tôm kéo đến trú ngụ cho năm sau.
  • Con tôm, con rạm vào tay các vua bếp sinh ra nhiều món ăn “kinh điển” lôi cuốn trong các nhà hàng sang trọng. Nhưng dân dã bún tôm, bún rạm như kiểu Châu Trúc phải nói là hầu như có một không hai.
  • Hàng năm, cứ gần đến ngày Rằm tháng Hai là người dân ở Sông Đốc – Cà Mau lại rộn ràng chuẩn bị Lễ hội Nghinh Ông. Đây là một lễ hội hoành tráng nhất ở tỉnh Cà Mau.