Top 6 thị trường mua rất nhiều một loài nhuyễn thể của Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc mua nhiều nhất

K.Nguyên Thứ ba, ngày 21/03/2023 12:33 PM (GMT+7)
Trong khi xuất khẩu tôm, cá tra của Việt Nam giảm sâu trong 2 tháng đầu năm 2023 thì xuất khẩu mực, bạch tuộc, các loại nhuyễn thể lại tăng mạnh. Đây là tiềm năng phát triển rất lớn của ngành thủy sản Việt Nam.
Bình luận 0

Xuất khẩu nhuyễn thể tăng 30%

Theo báo cáo của Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khi giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực trong tháng 2/2023 giảm so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó tôm giảm sâu nhất đạt 208 triệu USD, giảm 15%; cá tra đạt 156 triệu USD, giảm 9% thì xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng tới 76%; xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ tăng 30%…

Cụ thể, thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 2/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 610,07 triệu USD, tăng 33,4% so với tháng 01/2023, nhưng giảm 3,6% so với tháng 2/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,06 tỷ USD, giảm 29,1% so với cùng kỳ năm 2022. 

Đáng chú ý, trong tháng 2/2023, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, đạt 101,94 triệu USD, tăng 25,9% so với tháng 2/2022. 

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 126,5 triệu USD. 

Top 6 thị trường mua rất nhiều một loài nhuyễn thể của Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc mua nhiều nhất - Ảnh 1.

Trong khi xuất khẩu tôm, cá tra của Việt Nam giảm sâu trong 2 tháng đầu năm 2023 thì xuất khẩu mực, bạch tuộc, xuất khẩu nhuyễn thể lại tăng mạnh. Ảnh: TTXVN.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 trong tháng 2/2023, đạt 95,4 triệu USD, tăng 25,7% so với tháng 2/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 186,46 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2022. 

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ tiếp tục giảm mạnh, giảm 40,5% so với cùng kỳ năm 2022, trong tháng 2/2023 chỉ đạt 86,96 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 154,5 triệu USD, giảm 55,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Tiềm năng xuất khẩu nhuyễn thể còn lớn

Theo VASEP, nước ta có đường bờ biển dài trên 3.260km với nhiều bãi cát và vùng sinh cảnh thuận lợi cho nghêu phát triển và trở thành sản phẩm chiến lược quốc gia. 

Hiện, Việt Nam đã xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang 56 thị trường, trong đó, 6 thị trường nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn nhất của Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và Trung Quốc. 

TS.Lê Thanh Lựu, Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) cho biết, Việt Nam có trên 41.500ha nuôi nhuyễn thể với sản lượng khoảng 265.000 tấn/năm (trong đó riêng nghêu đạt 179.000 tấn/năm). Đến năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nghêu đã vượt 100 triệu USD”. 

Báo cáo của VASEP cho thấy, trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ đạt trên 124 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu nghêu chiếm 70% đạt trên 87 triệu USD. Những thị trường chính nhập khẩu các mặt hàng nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam gồm EU chiếm 64%, Mỹ chiếm 11%, các nước CPTPP chiếm 13%, Đài Loan chiếm 7% và Anh chiếm trên 4%.

Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang khối CPTPP tập trung chủ yếu vào thị trường Nhật Bản, chiếm hơn 9% tổng xuất khẩu của cả nước.

Năm 2022, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ đạt khoảng 150 triệu USD, tăng 6% so với năm 2021, trong đó riêng nghêu chiếm 70% với giá trị đạt khoảng 105 triệu USD.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem