Trà Vinh ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719
Trà Vinh ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719
Huỳnh Xây
Thứ tư, ngày 28/08/2024 10:30 AM (GMT+7)
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719). Đến nay, chương trình đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Từ đầu năm 2024 đến nay, đơn vị đã cùng các sở, ngành có liên quan nỗ lực triển khai thực hiện các dự án của Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719. Trong năm, chương trình có tổng nguồn vốn phân bổ hơn 199,9 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư trên 147,7 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 52,2 tỷ đồng) để thực hiện nhiều nội dung quan trọng.
Cụ thể, là thực hiện việc hỗ trợ đất ở cho 25 hộ, nhà ở cho 319 hộ, chuyển đổi nghề cho 203 hộ, nước sinh hoạt cho 175 hộ, tiếp tục xây dựng 3 công trình nước tập trung ở huyện Trà Cú.
Tiếp tục hỗ trợ 1 dự án trồng cây dược liệu quý ở huyện Trà Cú, hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hơn 60% hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo dân tộc Kinh, cận nghèo ở ấp đặc biệt khó khăn.
Xây dựng mới 25 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (trong đó có 3 công trình chuyển tiếp năm 2023 sang năm 2024); tổ chức duy tu, bảo dưỡng 14 công trình cơ sở hạ tầng; cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số 2 công trình ở huyện Cầu Ngang và huyện Cầu Kè (trong đó có 1 công trình chuyển tiếp năm 2023 sang năm 2024 của huyện Cầu Kè).
Đầu tư nâng cấp, cải tạo mở rộng 8 trường phổ thông dân tộc nội trú; mua sắm trang thiết bị chuyển đổi số; đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú; hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề; tổ chức 68 lớp nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai thực hiện chương trình.
Tổ chức 1 cuộc khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận.
Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; xây dựng 3 mô hình văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; hỗ trợ hoạt động cho 6 đội văn nghệ truyền thống tại các ấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ đầu tư xây dựng 8 điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
Tiếp tục hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các dân tộc thiểu số; hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho 7 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại 59 ấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số (bao gồm thiết bị âm thanh và thiết bị thể dục, thể thao).
Quan tâm hỗ trợ đào tạo 11 bác sĩ chuyên khoa I và 15 cử nhân điều dưỡng cho Trung tâm y tế cấp huyện; tổ chức nói chuyện chuyên đề chính sách, pháp luật về dân số 59 cuộc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập huấn 8 lớp kiến thức sàng lọc trước sinh, sơ sinh, kỹ năng tuyên truyền về dân số; tọa đàm cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia và nhân bản, in ấn các sản phẩm truyền thông 30 băng rôn; chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em.
Các đơn vị đã phối hợp tổ chức 61 lớp tập huấn nâng cao năng lực vận hành và quản lý tổ nhóm, quản lý tài chính, tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã; thành lập, củng cố 70 tổ và duy trì 10 tổ truyền thông cộng đồng; thành lập và vận hành thí điểm 50 tổ tiết kiệm vốn vay ấp, khóm; tổ chức 15 cuộc đối thoại chính sách tại cấp xã và ấp đặc biệt khó khăn; hỗ trợ 6 mô hình sinh kế do phụ phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ, 2 mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người; in và cấp phát 1.000 cuốn sổ tay hướng dẫn đối thoại chính sách, cấp phát 5.000 cuốn chuyên đề truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới phù hợp với đặc điểm văn hóa và bản sắc dân tộc của địa phương.
Chưa dừng lại ở đó, các đơn vị còn tổ chức 17 cuộc hội nghị tuyên truyền trong đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức đoàn người có uy tín đi giao lưu, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố; hỗ trợ phương tiện nghe nhìn cho người có uy tín; tổ chức 23 cuộc nói chuyện chuyên đề phổ biến pháp luật; 2 cuộc tập huấn điểm về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý; 4 cuội hội nghị chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng; biên soạn, cung cấp 1.670 cuốn tài liệu pháp luật truyền thông về chính sách trợ giúp pháp lý và xây dựng 1 chương trình về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số phủ sóng toàn tỉnh. Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống chính trị ở cơ sở.
Đến nay, vốn đầu tư đã giải ngân trên 94 tỷ đồng, đạt 63,65% kế hoạch; vốn sự nghiệp đã giải ngân trên 14 tỷ đồng, đạt 26,85% kế hoạch.
Theo ông Thạch Mu Ni - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, thời gian qua, tỉnh đã triển khai quyết liệt các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719. Theo đó, đã chủ động bám sát các văn bản của Trung ương, tập trung chỉ đạo, điều hành, ban hành các nghị quyết, quyết định, văn bản hướng dẫn, phân bổ nguồn vốn, xây dựng kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình trên địa bàn tỉnh.
Công tác phối hợp thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá được quan tâm thực hiện cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhất là nguồn lực đầu tư phù hợp tình hình thực tế cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của các cấp chính quyền. Từ đó, đã góp phần phát huy hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719 ở Trà Vinh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.