Trai Bình Phước 18 năm "ăn ngủ" cùng cây tiêu, ước mơ chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt

Nguyên Vỹ Thứ ba, ngày 22/09/2020 16:15 PM (GMT+7)
Khiêm tốn thừa nhận HTX còn quá non trẻ, anh Phạm Quang Chung cho biết vẫn đang thận trọng từng bước đi để có thể góp phần vào nỗ lực nâng cao giá trị hạt tiêu, và chế biến sản phẩm hữu cơ từ hạt tiêu cho người tiêu dùng Việt.
Bình luận 0

Clip HTX Lộc Quang và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt

Cây hồ tiêu có thời gian gắn bó lâu năm trên vùng đất biên giới huyện Lộc Ninh (Bình Phước). Hồ tiêu Lộc Ninh cũng là thương hiệu có tên tuổi từ sau ngày đất nước thống nhất.

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 2.

Sinh năm 1979, anh Chung cùng thế hệ cha anh di cư vào Nam tìm miền đất mới rồi gắn bó với cây hồ tiêu đã 18 năm. Chừng đó thời gian cũng đủ để anh nhìn thấy những thăng trầm đã gắn với cây tiêu.

Trong chuyến khảo sát mùa vụ của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) mới đây tại Lộc Ninh, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Na (VPA) đánh giá do ảnh hưởng của khí hậu, cùng với giá hồ tiêu thế giới giảm thấp, đời sống thu nhập của nông dân gặp nhiều khó khăn.

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 3.

Anh Chung thừa nhận, giai đoạn từ 2016 tới nay, giá cả xuống thấp, nhiều người không thể đáp ứng được nhu cầu cân đối thu chi để tái đầu tư.

Khi thị trường gặp sóng gió, giá bán tiêu sạch cũng không khá hơn là bao.

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 4.

"Nhưng tôi tin con đường của tiêu sạch ở phía trước còn dài. Bản thân tôi chọn canh tác hữu cơ từ 5 năm trước", anh Chung kể.

Từ mô hình sinh thái ban đầu được mọi người ủng hộ và nhân rộng, đến tháng 5/2020, HTX hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang (ở xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh) ra đời do anh Chung làm giám đốc.

HTX được tập hợp từ 9 hội viên Hội nông dân xã, vốn là những hộ có nhiều năm trồng tiêu theo hình thức hữu cơ, với tổng diện tích hơn 21ha.

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 5.

Mô hình phát triển hồ tiêu ở HTX sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc tận dụng các nguồn phế phẩm sẵn có tại địa phương như bã thực vật, phân chuồng...

"Tôi thấy hướng đi hữu cơ là đúng đắn và phù hợp với xu hướng của thế giới khi hạn chế được thuốc BVTV, phân bón hóa học", anh Chung nói.

Dù gặp không ít khó khăn nhưng đến nay, Lộc Ninh vẫn là địa phương có diện tích hồ tiêu lớn nhất tỉnh (hơn 4.740 ha, chiếm 27,6% toàn tỉnh).

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 6.

Theo anh Chung, một trong những nguyên nhân giúp nhiều nông dân giữ được vườn tiêu là nhờ áp dụng quy trình canh tác bền vững theo hướng hữu cơ kết hợp chăn nuôi dê.

Mô hình kết hợp này vừa giúp nông dân duy trì thu nhập vừa hỗ trợ nguồn phân hữu cơ cho hồ tiêu phát triển, và người trồng tiêu giảm được chi phí sản xuất.

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 7.

Anh Hoàng Văn Thủy, thành viên HTX hồ tiêu Lộc Quang là người đang áp dụng mô hình kết hợp trồng tiêu hữu cơ và nuôi dê.

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 8.

Anh Thủy kể, một trong những biện pháp sinh thái được anh thực hiện là trồng cỏ lạc tiên ngay trong vườn tiêu. Lớp cỏ này giúp chống xói mòn và giữ ẩm cho đất.

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 9.

Sau khi cắt, lớp cỏ lạc này vừa bổ sung mùn hữu cơ cho vườn tiêu vừa làm thức ăn để nuôi dê.

"Nguồn phân thải từ chuồng dê lại được ủ hoai mục để bón ngược lại cho vườn tiêu, giúp tăng độ phì nhiêu cho đất", anh Thủy chia sẻ.

Anh Phạm Quang Chung cho biết, hiện tại HTX chỉ quy hoạch khoảng hơn 20ha hồ tiêu hữu cơ để chuẩn hóa quy trình từ cây giống, chăm sóc tới sản phẩm cuối cùng.

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 10.

Sản phẩm cuối cùng mà anh nói chính là những sản phẩm như tiêu đen hữu cơ, muối tiêu hữu cơ, tiêu hữu cơ ngâm giấm... đang được HTX thử nghiệm chế biến ngay tại chỗ.

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 11.

Sản phẩm tiêu hạt hữu cơ của HTX Lộc Quang

HTX sẽ minh bạch quy trình sản xuất để có thể truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng nhận diện và an tâm về sản phẩm. Việc cần làm cải thiện được chất lượng sản phẩm chế biến từ hạt tiêu.

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 12.

Hạt tiêu xanh sơ chế để làm tiêu bột

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 13.

Sản phẩm tiêu xanh hữu cơ xay bột

Theo anh Chung, Việt Nam có ngành hồ tiêu phát triển nhưng công nghiệp chế biến gia vị thì chưa mạnh. Trong nước, nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ đang đầu tư đa dạng hóa sản phẩm chế biến cho nội địa lẫn xuất khẩu.

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 14.

Sản phẩm của HTX Lộc Quang được giới thiệu tại một hội nghị về nông nghiệp hữu cơ do tỉnh Bình Phước tổ chức

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 15.

Anh Phạm Quang Chung trao đổi với lãnh đạo Sở NNPTNT Bình Phước về sản phẩm hữu cơ

CLip Giám đốc trẻ và mơ ước chế biến hồ tiêu hữu cơ cho người Việt - Ảnh 16.

"HTX hồ tiêu Lộc Quang còn phải nỗ lực và học hỏi rất nhiều để góp phần vào nỗ lực giúp người Việt được dùng những sản phẩm chế biến do chính người Việt làm ra", anh Quang chia sẻ.

Bà Đào Thị Lanh - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Phước cho biết, rất nhiều nông dân trong các câu lạc bộ hồ tiêu bền vững, các mô hình sản xuất hồ tiêu an toàn trên địa bàn huyện đang góp phần khẳng định và phát triển giá trị thương hiệu hồ tiêu Lộc Ninh.

Việc thành lập HTX hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang là nỗ lực lớn của huyện Lộc Ninh và các xã viên. Nỗ lực này sẽ góp phần nâng cao giá trị cho hạt tiêu.

"Trong giai đoạn đầu, Hội nông dân huyện và tỉnh sẵn sàng hỗ trợ để giúp tháo gỡ khó khăn, đưa HTX ngày càng phát triển", bà Lanh chia sẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem