Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều nhân tài, trong đó có không ít trạng nguyên đã bộc lộ tài năng từ nhỏ.
Một trong những vị trạng nguyên được xem là thần đồng từ nó là Nguyễn Kỳ (1518–?). Ông là người xã Bình Dân huyện Đông Yên (nay thuộc thôn Bình Dân, xã Tân dân, huyện Khoái Châu, Hưng Yên).
Nguyễn Kỳ nổi tiếng với gia thoại "thần đồng trong vùng" khi từ năm 4 tuổi đã đọc nhiều kinh Phật. Tên lúc nhỏ của ông là Nguyễn Thời Lượng. Tương truyền, bố mẹ của ông ăn ở hiền lành, sống cảnh nghèo khó, đến tuổi tứ tuần mà chưa có con. Tuy nhiên, bố mẹ của Thời Lượng được người biết xem tướng trong vùng phán: “Ông bà sẽ sinh quý tử nhưng số ông bà phải hầu cửa Phật”. Sau đó, ông bà họ Nguyễn ngày nào cũng lên chùa dân hoa, đèn nhang thờ Phật. Hai năm sau thì sinh ra Thời Lượng.
Lúc 3 tuổi, Thời Lượng đã được cha mẹ gửi vào chùa xin làm con nuôi. Vì chỉ nghe nhà sư tụng kinh nên Nguyễn Kỳ đã thuộc nhiều kinh Phật ngay từ nhỏ. Điều này đã khiến các nhà sư cũng như du khách khi đến vãn cảnh chùa đều phải kinh ngạc trước khả năng của một cậu bé 4 tuổi và gọi Nguyễn Kỳ là "thần đồng".
Ông được nhà chùa cho đi học buổi sáng, chiều trở về thì làm những công việc trong chùa. Thời gian buổi tối, Nguyễn Kỳ đã học hành chăm chỉ dưới những ánh sáng các ngọn nến từ điện thờ Phật hắt ra.
Vào năm 1541 khi nhà họ Mạc mở khoa thi Hội, Nguyễn Kỳ chính là người đỗ đầu kỳ thi Đình (Đình nguyên). Ông được vua Mạc Phúc Hải chọn là Trạng Nguyên. Sau khi đỗ đạt, ông làm đến chức Hàn lâm viện Thị thư.
Tên tuổi của ông hiện vẫn được lưu danh bia đá tại Văn chỉ Bình Dân (huyện Khoái Châu), Văn miếu Xích Đằng (tỉnh Hưng Yên) và Văn miếu Quốc Tử Giám Thăng Long (Hà Nội).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.