Trao đổi bên lề với PV tại buổi Khai mạc Lớp học "siêu âm chẩn đoán các bệnh tim bẩm sinh trước và sau sinh” diễn ra ngày 21/8, TS.BS.Nguyễn Lý Thịnh Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch trẻ em, BV Nhi Trung ương cảnh báo, cứ 100 trẻ sinh ra thì có từ 1-1,5% trẻ bị dị tật tim bẩm sinh.
Cứ 100 trẻ sinh ra thì có từ -1-1,5% trẻ bị dị tật tim bẩm sinh.
“Nếu thai phụ và bác sĩ chú ý đến việc siêu âm tim trong quá trình mang thai sẽ biết được tình trạng bệnh của con. Nếu không may trẻ bị dị tật tim bẩm sinh thì phải can thiệp, điều trị, đặt kế hoạch cho đứa trẻ ra đời sớm”, bác sĩ Trường cho hay.
Theo BS Trường, chẩn đoán siêu âm tim trong thời kỳ bào thai, ngoài tiên lượng về mặt sản khoa, bố mẹ sẽ biết được khả năng sống và phát triển của trẻ. (Liệu chức năng tim của trẻ có trở lại bình thường sau can thiệp hay không. Trẻ có thể mổ bao nhiêu lần? Đến tuổi trưởng thành cần theo dõi những gì, điều trị những gì, có cần uống thuốc và điều trị như thế nào….)
TS.BS.Nguyễn Lý Thịnh Trường cho biết, bệnh tim bẩm sinh có nhiều thể bệnh khác nhau, có khoảng 40 loại bệnh, từ nhẹ sang đến nặng. Mỗi thể có tiên lượng khác nhau. Do đó, điều quan trọng là phải kiểm tra và phát hiện sớm nhất mới có thể cứu sống trẻ.
“Thông thường, thai nhi được khoảng 18 tuần, các bác sĩ có thể phát hiện ra tim bẩm sinh. Nếu tổn thương quá phức tạp, bác sĩ sẽ tiên lượng, khả năng sống sót…để từ đó gia đình có hướng xử trí”, bác sĩ Thành cho hay.
Để phát hiện sớm nhất dị tật tim bẩm sinh, các bác sĩ không nên bỏ sót trong quá trình siêu âm cho sản ph, tránh để gia đình trong tình trạng bị động.
TS.BS.Nguyễn Lý Thịnh Trường dẫn chứng về những trường hợp được phát hiện dị tật tim bẩm sinh sớm từ trong bào thai nên lúc sinh ra được kíp bác sĩ sản, tim mạch trực ngay tại phòng đẻ và cứu sống đứa trẻ.
Có trường hợp khi đẻ ra phải có một kíp cấp cứu bao gồm bác sĩ sản, tim mạch ngay tại phòng đẻ để cứu sống đứa trẻ.
Trên thực tế, theo BS Trường, ở các tuyến dưới đôi khi còn chẩn đoán không chính xác. Nguyên nhân có thể do kiến thức và trang thiết bị.
Các chuyên gia hướng dẫn thực hành siêu âm tim cho trẻ.
“Nhiều khi máy móc ở các tuyến cơ sở thường dùng trong hệ thống đa khoa, chuyên về bụng, sản, siêu âm cả người lớn, thai nhi và trẻ con nên khó phát hiện dị tật tim bẩm sinh ở trẻ”, bác sĩ Thành cho hay.
GS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tim mạch Nhi khoa là một trong những lĩnh vực quan trọng trong công tác chăm sóc và điều trị bệnh trẻ em. Đến nay, bệnh viện đã phẫu thuật được 1200 trẻ mắc tim bẩm sinh/năm trong đó có rất nhiều ca tim bẩm sinh phức tạp và đòi hỏi phải can thiệp sớm.
Bên cạnh những kỹ thuật cao như chụp cộng hưởng từ tim hay thông tin chẩn đoán thì siêu âm tim vẫn là phương tiện quan trọng, chủ đạo trong chẩn đoán các bệnh tim bẩm sinh.
Siêu âm tim thai phát hiện dị tật bẩm sinh từ trong thai sẽ giúp các bác sĩ có lời khuyên tư vấn cho gia đình cũng như có kế hoạch theo dõi điều trị cho trẻ ngay sau đẻ.
Vì vậy, các bác sĩ phải nâng cao năng lực khám, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh tim bẩm sinh cho các tuyến y tế cơ sở, cũng như tạo nền tảng cơ bản và nâng cao cho các bác sĩ thực hành siêu âm chẩn đoán các bệnh tim bẩm sinh.
Các bác sĩ Trung tâm tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đơn vị này vừa cứu sống 2 bệnh nhi sơ sinh mắc bệnh lý...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.