Trên ngọn núi cao nhất miền Tây, có loài cua đá rất hung dữ, giờ thành đặc sản

Huỳnh Xây Thứ tư, ngày 02/02/2022 10:03 AM (GMT+7)
Núi Cấm ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được xem là ngọn núi cao nhất ở miền Tây. Trên đây có loài cua hung dữ, được người dân gọi là cua đá.
Bình luận 0

Anh Nguyễn Trọng Hưng (40 tuổi, ngụ ở huyện Tịnh biên, tỉnh An Giang) - người 30 năm kinh nghiệm bắt cua đá cho biết, đây là loài cua hung dữ, rất khoẻ, sống được dưới các hốc đá, khe đá gần các con suối.

Có loài cua hung dữ đang sống trên ngon núi rất cao ở miền Tây - Ảnh 1.

Núi Cấm ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được xem là ngọn núi cao nhất ở miền Tây. Trên đây có loài cua hung dữ, được người dân gọi là cua đá. Ảnh: Huỳnh Xây

Có loài cua hung dữ đang sống trên ngon núi rất cao ở miền Tây - Ảnh 2.

Cua đá rất khoẻ, sống được dưới các hốc đá, khe đá gần các con suối. Ảnh: Huỳnh Xây

Có loài cua hung dữ đang sống trên ngon núi rất cao ở miền Tây - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Trọng Hưng - người 30 năm kinh nghiệm bắt cua đá. Ảnh: Huỳnh Xây

Có loài cua hung dữ đang sống trên ngon núi rất cao ở miền Tây - Ảnh 4.

Buộc dây thun thành chùm ở đầu cây trúc để làm dụng cụ bắt cua đá. Ảnh: Huỳnh Xây

Cua đá rất nhanh và có kích thước nhỏ như cua đồng nhưng màu hơi tím, đỏ bắt mắt. Đặc biệt, càng lên cao, cua càng có kích thước lớn.

Trước đây, người dân huyện Tịnh Biên bắt cua đá theo kiểu chụp tay không nhưng hiện nay cách này không còn hiệu quả, bắt không được nhiều.

"Bắt bằng tay không không được nhiều do cua chạy rất nhanh trong khi đó việc đi lại trên núi rất vất vả, không được thuận lợi như ở ngoài ruộng lúa hay trong ao nước" - anh Hưng nói.

Có loài cua hung dữ đang sống trên ngon núi rất cao ở miền Tây - Ảnh 5.

Cua đá là loài cua hung dữ, rất khoẻ, nhanh nhẹn. Ảnh: Huỳnh Xây

Có loài cua hung dữ đang sống trên ngon núi rất cao ở miền Tây - Ảnh 6.

Càng lên cao, cua đá càng có kích thước lớn. Ảnh: Huỳnh Xây

Có loài cua hung dữ đang sống trên ngon núi rất cao ở miền Tây - Ảnh 7.

Cua đá có kích thước nhỏ như cua đồng nhưng màu hơi tím, đỏ bắt mắt. Ảnh: Huỳnh Xây

Có loài cua hung dữ đang sống trên ngon núi rất cao ở miền Tây - Ảnh 8.

Cua đá được bắt ra khỏi hang, càng kẹp chặt vào dây thun. Ảnh: Huỳnh Xây

Theo anh Hưng, để bắt cua đá dễ dàng, đa số người dân buộc dây thun thành chùm ở đầu cây trúc (dài khoảng 1,5 m), sau đó, đưa phần đầu cây trúc có dây thun nhấp trước hang, cua thấy chùm dây thun tưởng con mồi sẽ dùng càng kẹp vào, không nhả.

"Lúc này, chỉ cần kéo mạnh đưa được cua ra khỏi miệng hang. Với cách này, tôi bắt con nào là được con đó" - anh Hưng chia sẻ.

Có loài cua hung dữ đang sống trên ngon núi rất cao ở miền Tây - Ảnh 9.

Cua đá có nhiều cách chế biến như: cua luộc, hấp sả, nấu canh, kho, nấu canh hẹ, rang muối, rang me... Ảnh: Huỳnh Xây

Có loài cua hung dữ đang sống trên ngon núi rất cao ở miền Tây - Ảnh 10.

Thịt cua đá thơm, ngọt hơn cua đồng và hương vị rất lạ miệng. Ảnh: Huỳnh Xây

Cua núi sống quanh năm trên núi Cấm nhưng người dân thấy loài cua này xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa.

"Mùa mưa, tôi có thể bắt được từ 3 - 4 kg cua đá mỗi ngày và bán với giá từ 250.000-300.000 đồng/kg cho nhà hàng và khách sành ăn, còn hiện nay là mùa nắng nên ít cua hơn. Ngoài ra, do nhu cầu tiêu thụ cao nên nhiều người đổ xô đi bắt cua đá, khiến số lượng cua giảm nhiều theo thời gian" - anh Hưng nói thêm.

Cua đá có nhiều cách chế biến như: cua luộc, hấp sả, nấu canh, kho, nấu canh hẹ, rang muối, rang me,... Thịt cua đá thơm, ngọt hơn cua đồng và hương vị rất lạ miệng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem