Triệu phú làng Trạng Sấm là ai, có đôi bàn tay tài hoa vào loại hiếm, khách đặt mua trống tới tấp?

Hải Đăng Thứ hai, ngày 22/02/2021 13:08 PM (GMT+7)
Anh Lê Ngọc Chung sinh năm 1986 là người trẻ hiếm hoi còn làm và phát triển nghề trống có lịch sử 1.000 năm tuổi ở thôn Đọi Tam, xã Đọi Sơn (nay là Tiên Sơn), huyện Duy Tiên (Hà Nam).
Bình luận 0
Nhiều người e ngại bỏ nghề nhưng anh Chung vẫn kiên trì bám trụ, giờ thành triệu phú làng Trạng Sấm - Ảnh 1.

Anh Chung bào thanh gỗ mít để ghép trống tại cơ sở sản xuất của gia đình.

Theo anh Chung, nghề làm trống ở Đọi Sơn có từ xa xưa, được truyền nối từ đời này qua đời khác cho đến ngày nay. 

Truyền thuyết kể lại rằng năm 986, được tin vua Lê Đại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em họ đã tự tay làm một cái trống to để đón vua. Tiếng trống cất lên rền vang như tiếng sấm nên về sau hai ông được dân làng tôn là Trạng Sấm.

"Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã được cha ông nói nhiều về trống làng Đọi Tam, về truyền thống của làng nghề và về cách thức làm ra một chiếc trống mang đậm chất "Made in Đọi Tam".

Lớn lên được các bậc cao nhân chỉ dạy, cộng với sự ham học hỏi nên ngày ngày tay nghề của tôi nâng dần và được coi là một trong những thợ giỏi nhất của làng nghề. Đó là một điều vinh dự đối với tôi và gia đình", anh Chung chia sẻ.

Ở tuổi gần tứ tuần, anh Chung không nhớ mình đã làm ra bao nhiêu chiếc trống, song anh luôn tự hào rằng mình đã làm ra được những chiếc trống mà thế hệ cha ông đi trước chưa làm được. Với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, ham học hỏi nên anh đã mày mò cải tiến cách làm để có được sản phẩm chất lượng nhất, có hình thức đẹp hơn để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Anh Chung chia sẻ, trống Đọi Tam là loại trống "có một không hai" ở Việt Nam, không lẫn đi đâu được dù rất nhiều người ở nơi khác học hỏi, bắt chước cách làm. "Trống của làng Đọi Tam lúc nào cũng giữ được độ bền, tiếng vang hơn các nơi khác.

Nhiều nơi khác họ chỉ nhìn và học theo nên trống không được bền chỉ vài tháng là tiếng trống bị xuống, không được giòn như lúc ban đầu, không còn độ âm của những nốt nhạc nữa", anh Chung nói.

Dẫn chúng tôi đi tham quan xưởng làm trống của gia đình, anh Chung tâm sự, hiện tâm huyết lớn nhất của anh là làm thế nào để phát triển và giữ vững được thương hiệu trống Đọi Tam, cho nên mỗi sản phẩm qua tay anh đều chứa đựng cái tâm huyết đó.

Làm trống với anh Chung không chỉ để có thu nhập nuôi gia đình. Tiếng trống là âm thanh của hội hè, của nghi lễ tâm linh. Tiếng trống xa xưa còn thúc giục quân và dân ta giữ làng, giữ nước. Anh Chung luôn cố gắng để tiếng trống có "hồn". Bất kỳ khâu nào anh cũng làm với sự cẩn trọng hết mình.

Gỗ làm trống thường là gỗ mít, anh chọn loại mít già, để tiếng trống âm vang. Da trống phải dùng da trâu cái già. Theo anh Chung, cái hay, cái giỏi, cái tài hoa của người thợ trống còn thể hiện qua khâu xử lý da trâu. Chỉ dày, mỏng một chút là tiếng trống sẽ biến âm. Cùng một cái trống, nhưng mỗi mặt có thể cho một thứ âm thanh khác là vì thế.

Bưng trống là khâu khó nhất. Chùng quá hay căng quá, âm thanh cũng không còn "no tròn" như tiêu chuẩn trống Đọi Tam. Số người biết làm trống không ít. Nhưng để làm được những chiếc trống đại, trống sấm đòi hỏi nhiều công phu và cả tài năng. Không như những sản phẩm khác, chỉ khi hoàn thành, đánh lên những tiếng đầu tiên người ta mới biết chất lượng chiếc trống.

Nếu tiếng trống không hay, cũng không thể... dỡ ra làm lại. Học nghề từ thuở để chỏm, năm 17 tuổi, anh Chung đã cùng cha chú dựng được chiếc trống sấm. Tài năng của anh càng phát triển cùng với thời gian. Người ta bảo đôi tay của anh Lê Ngọc Chung như biết "nghe". Sờ vào chất gỗ, tấm da là anh có thể ước được tiếng trống sẽ thế nào. Mới có vài chục năm tuổi nghề đã cho đôi bàn tay của anh có khả năng đặc biệt như thế.

"Nhưng để có được tiếng trống như ý thì phụ thuộc vào tay nghề của người thợ, vì mỗi loại có yêu cầu về âm thanh khác nhau, như độ vang, rền và độ đanh. Thậm chí, việc đánh bóng và vẽ hoa văn trên mặt trống, tang trống của Đọi Tam cũng có bí quyết riêng", anh Chung nhấn mạnh.

Ông Phạm Chí Quang - Trưởng thôn Đọi Tam cho biết, dù là người trẻ ở làng nhưng anh Chung có tay nghề rất cao, hiếm có ở làng. Tiếng trống của anh lúc nào cũng được giới nghệ nhân trong làng đánh giá cao, được khách hàng ưa chuộng đặt mua nhiều.

Nhiều người e ngại bỏ nghề nhưng anh Chung vẫn kiên trì bám trụ, giờ thành triệu phú làng Trạng Sấm - Ảnh 3.

Cơ sở làm trống của anh Chung có lắp đặt nhiều máy móc hiện đại.

Nhiều người e ngại bỏ nghề nhưng anh Chung vẫn kiên trì bám trụ, giờ thành triệu phú làng Trạng Sấm - Ảnh 4.

Hiện, cơ sở của anh Chung làm nhiều loại trống như trống hội, trống đình, trống trường...

Nhiều người e ngại bỏ nghề nhưng anh Chung vẫn kiên trì bám trụ, giờ thành triệu phú làng Trạng Sấm - Ảnh 5.

Theo anh Chung, để có được chiếc trống đẹp, bền tiếng khâu dậm chân, bọc da trâu rất quan trọng.

Nhiều người e ngại bỏ nghề nhưng anh Chung vẫn kiên trì bám trụ, giờ thành triệu phú làng Trạng Sấm - Ảnh 6.

Dù đã lắp đặt nhiều máy móc, nhưng nhiều khâu anh Chung vẫn phải làm thủ công để có được chiếc trống đẹp.

Nhiều người e ngại bỏ nghề nhưng anh Chung vẫn kiên trì bám trụ, giờ thành triệu phú làng Trạng Sấm - Ảnh 7.

Anh Chung làm cả các trống nhỏ, trống cơm...

Nhiều người e ngại bỏ nghề nhưng anh Chung vẫn kiên trì bám trụ, giờ thành triệu phú làng Trạng Sấm - Ảnh 8.

Sản phẩm trống của anh Chung được nhiều khách hàng tin dùng, đặt mua nhiều.

Nhiều người e ngại bỏ nghề nhưng anh Chung vẫn kiên trì bám trụ, giờ thành triệu phú làng Trạng Sấm - Ảnh 9.

Thị trường bán trống của anh Chung chủ yếu là các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem