Trời nắng chang chang, nông dân Vĩnh Bảo, Tiên Lãng ở Hải Phòng ra đồng hối hả vặt thứ lá này

Thu Thủy Thứ ba, ngày 23/05/2023 13:00 PM (GMT+7)
Những ngày này, thời tiết nắng nóng lên gần 38 -39 độ nhưng những người dân 2 quê Vĩnh Bảo, Tiên Lãng (Hải Phòng) vẫn xuống đồng thu hoạch thuốc lào để đảm bảo cho chất lượng thuốc thơm ngon, đượm vị, bán được giá.
Bình luận 0

Vặt lá thuốc lào dưới trời nắng "khét lửa"

Trời nắng chang chang, nông dân Vĩnh Bảo, Tiên Lãng vẫn hối hả ra đồng thu hoạch thuốc lào - Ảnh 1.

Người dân nhọc nhằn sau nửa năm trồng thuốc lào, chờ khi nắng to xuống đồng thu hoạch. Ảnh: Thu Thủy

Giữa cái nắng tháng 5 oi nồng lại là thời điểm "vàng" để người dân thu hái thành quả sau một nửa năm chăm bón. Không khí lao động tấp nập, khẩn trương.Ngày bẻ thuốc lào và ngày thái thuốc lào còn được ví là ngày hội "cầu nắng" của những người trồng thuốc.

Clip: Người dân xã Lý Học (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng)t hu hoạch thuốc lào giữa trời nắng nóng. Video: Thu Thủy

Theo kinh nghiệm chọn thời gian thu hoạch thuốc lào của ông Đỗ Tiến Sự (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo) thì người trồng thuốc lào phải bám sát thời gian dự kiến để thu hoạch. Chủ động bố trí nhân công sãn sàng, nghe ngóng thời tiết nếu thuận lợi có thể cân nhắc việc thu hoạch sớm hay muộn.

Trời nắng chang chang, nông dân Vĩnh Bảo, Tiên Lãng vẫn hối hả ra đồng thu hoạch thuốc lào - Ảnh 3.

Những bó thốc lá được người dân nhẹ nhàng chuyển lên xe kéo đưa về nhà sơ chế. Ảnh: Thu Thủy

"Vào vụ, nếu thấy nắng nóng mà có gió nồm thì khẩn trương tiến hành thu hái. Còn khi trái gió trở trời, có biểu hiện mưa thì phải để lại. Thuốc lào bẻ xuống gặp nước sẽ thối hỏng, không sử dụng đem thái phơi được. Nhà nào bẻ thuốc không may gặp mưa là coi như mất trắng" – ông Sự nói.

Nghề vất vả

Thuốc lào là thứ cây trồng kén đất (ưa đất chua mặn) nên không nhiều nơi trồng được, thậm chí trồng được nhưng lại không thể cho ra được sản phẩm thuốc lào thơm ngon đượm vị như trồng ở vùng Tiên Lãng và Vĩnh Bảo.

Trời nắng chang chang, nông dân Vĩnh Bảo, Tiên Lãng vẫn hối hả ra đồng thu hoạch thuốc lào - Ảnh 4.

Lá thuốc sau khi thu hoạch xong sẽ được người dân bó lại vận chuyển lên bờ. Ảnh: Thu Thủy

Ông Ngô Doãn Tố (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo) cho biết, chăm cây thuốc lào chẳng khác gì chăm con mọn. Ngay từ lúc cây còn bé đem trồng xuống đất là phải tưới nước ngày 2 lần vào gốc cây. Khoảng 15 đến 20 ngày, sau khi cây bén rễ chắc vào đất sẽ tiến hành tưới đạm (một lượng nhỏ), cứ 10 ngày lại tưới một lần, số lượng đạm và phân bón sẽ tăng dần theo mỗi lần chăm tưới.

Trời nắng chang chang, nông dân Vĩnh Bảo, Tiên Lãng vẫn hối hả ra đồng thu hoạch thuốc lào - Ảnh 5.

Khi các lá trên cây đã đủ già, đủ dày, quan sát chúng chuyển từ màu xanh sang màu vàng sẽ tiến hành thu hoạch. Ảnh: Thu thủy

" Thuốc lào cao chừng 1m, cây chớm có nụ thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để trên cây khoảng 15 – 17 lá. Thời gian này cây sẽ đâm chồi ở các kẽ lá, gia đình phải hàng ngày thay nhau bẻ chồi hoặc chấm thuốc ở các kẽ lá để dinh dưỡng được tập trung vào các lá chính"- ông Tố chia sẻ.

Trời nắng chang chang, nông dân Vĩnh Bảo, Tiên Lãng vẫn hối hả ra đồng thu hoạch thuốc lào - Ảnh 6.

Sau khi bẻ lá thuốc lào được bó lại bằng những mảnh bao, người dân vận chuyển từng bó lên bờ để tránh dập lá thuốc. Ảnh:Thu Thủy

Việc thu hoạch thuốc lào cũng có nhiều công đoạn tỉ mỉ, mất nhiều thời gian, cần nhiều lao động. Vì vậy, các hộ trong thôn thường đổi công cho nhau. Hôm nay tập trung thu hoạch nhà này, mai lại sang thu hoạch cho nhà khác, cứ luân phiên cho đến hết vụ.

Trời nắng chang chang, nông dân Vĩnh Bảo, Tiên Lãng vẫn hối hả ra đồng thu hoạch thuốc lào - Ảnh 7.

Thuốc lào thành phẩm khi đã phơi đủ nắng, sợi thuốc khô kiệt, chuyển màu nâu sẫm, có mùi thơm là sẵn sàng được bao gói bảo quản và đưa vào sử dụng, tiêu thụ. Ảnh: Thu Thủy

Trời nắng chang chang, nông dân Vĩnh Bảo, Tiên Lãng vẫn hối hả ra đồng thu hoạch thuốc lào - Ảnh 8.

Người dân phơi thuốc lào trên các phên đan bằng tre. Ảnh : Thu Thủy

Trao đổi với báo Dân Việt, ông Phạm Văn Hiệp – Chủ tịch HND xã Lý Học (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) cho hay, vùng trồng thuốc lào của Hải Phòng đang tập trung chủ yếu ở 2 huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Đây cũng vốn là cái nôi chế biến, sản xuất thuốc lào nổi tiếng, được nhiều người biết đến.

Xã Lý Học hiện đang có khoảng 160 ha trồng thuốc lào. Trung bình mỗi sào thuốc lào cũng thu được từ 50 – 55 kg thuốc sợi phơi khô bán với giá từ 150 -200 nghìn đồng/ kg, trừ mọi chi phí người dân cũng thu nhập từ 7 triệu - 9 triệu đồng/ sào. Năm nay thời tiết xấu, năng suất ước đạt thấp hơn.Trồng thuốc lào tuy vất vả nhưng khi bán người dân cũng có một khoản tiền để dành dụm trong năm. Nhiều gia đình khá giả hẳn lên cũng một phần có thu nhập từ cây thuốc lào.








Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem