Trồng bưởi đường quả sai chi chít, nhà nông xứ Tuyên khấm khá

Đức Thịnh Thứ sáu, ngày 14/12/2018 13:40 PM (GMT+7)
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trong xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang được ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện trong 2 năm 2017-2018.
Bình luận 0

Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp

Gia đình ông Phạm Văn Dương là một trong những hộ đầu tiên đưa giống bưởi đường Soi Hà vào trồng hàng hóa ở xã Xuân Vân (huyện Yên Sơn). Với diện tích 5.000m2, gia đình ông Dương đang trồng hơn 250 gốc bưởi đường, trong đó có 130 gốc đang cho thu quả năm thứ 11.

Chia sẻ về thu nhập từ bưởi, ông Dương cho biết, với chất lượng thơm ngọt, những năm gần đây, bưởi đường Xuân Vân tiêu thụ khá thuận lợi. Thương lái từ các nơi vào tận vườn thu mua với giá dao động từ 26.000 – 30.000 đồng/kg.

img

Nhờ trồng giống bưởi đường, nhiều hộ dân xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang có thu nhập cao. ảnh: Đức Thịnh

Xã Xuân Vân huyện Yên Sơn có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển cây ăn quả, đặc biệt là cây bưởi và hồng ngâm. Hiện tại, toàn xã có trên 700ha bưởi, trong đó gần 300ha đang cho thu hoạch, giá trị kinh tế đạt từ 300 - 500 triệu đồng/ha.

Năm 2018, sản phẩm bưởi Xuân Vân thuộc Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu có uy tín do Viện sở hữu trí tuệ quốc tế đánh giá, thông qua nghiên cứu xu hướng tiêu dùng và mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng trong cả nước.

Ông Nguyễn Văn Việt – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Vân cho biết: Xã có 2.395 hộ dân, thì đến hơn 90% hộ trồng bưởi. Nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế trên cây bưởi, UBND xã đã khuyến khích bà con nông dân xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đặc biệt, khi sản phẩm bưởi được lựa chọn hỗ trợ theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã tập trung vào việc hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tem nhãn, bao bì sản phẩm.

Đồng thời, ưu tiên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Đây sẽ là cơ hội để sản phẩm bưởi Xuân Vân được biết đến một cách rộng rãi, riêng biệt và có chỗ đứng trên thị trường. 

Theo lãnh đạo Phòng NNPTNT huyện Yên Sơn cho biết, huyện có 8 xã được hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi, trong đó chuỗi phát triển cây bưởi là chuỗi hàng hóa liên xã đầu tiên được hỗ trợ. Hiện diện tích bưởi tại 4 xã Phúc Ninh, Tứ Quận, Thắng Quân, Xuân Vân là gần 1.000ha.

Từ nguồn vốn hỗ trợ lần này, huyện sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng, mẫu mã quả, đồng thời tập trung xúc tiến đầu tư, tìm kiếm thị trường tại các siêu thị và các tỉnh, thành lớn.

img

Những cây bưởi ở Xuân Vân sai trĩu quả, đem lại thu nhập cao cho người dân. 

Tiếp sức nông thôn mới

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 129 xã đã và đang tập trung cho chương trình xây dựng NTM, trong đó đến 

Việc lựa chọn hỗ trợ phát triển sản phẩm thông qua 6 hợp tác xã nhằm mục tiêu hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến phân phối, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường, góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM”. 
Ông Hà Văn Ngạc
 

hết năm 2017 đã có 23 xã đã cán đích. Đến năm 2020, mục tiêu của tỉnh Tuyên Quang là 40 xã đạt chuẩn NTM.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang, dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng nhìn lại 7 năm xây dựng NTM vẫn còn những hạn chế: Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chịu nhiều rủi ro bởi thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; khâu chế biến, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm còn yếu, nhiều sản phẩm vẫn “bí” đầu ra...

Ông Hà Văn Ngạc - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang cho biết: Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” sẽ tập trung phát triển các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, tạo ra sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, thay đổi tư duy, phương thức tổ chức sản xuất khoa học, ý thức sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Tổng kinh phí thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” là trên 5,2 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước hỗ trợ là 1,9 tỷ đồng, vốn đối ứng từ các hợp tác xã, tổ hợp tác là trên 3,3 tỷ đồng” – ông Ngạc thông tin thêm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem