Trồng cam sành
-
Ông Huỳnh Bá Nhanh, Tổ trưởng Tổ hợp tác cam sành (ấp Rạch Nghệ, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) cho biết, giá cam sành đang “lao dốc” hiện ở mức 2.000 đồng mỗi ký, nông dân gặp nhiều khó khăn.
-
Giá cam sành ở mức thấp trong khi chi phí đầu tư cao khiến nhiều hộ thuê đất trồng cam tại huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) liên tiếp gặp khó. Theo đó, nhiều người thuê đất trồng cam sành đã “bẻ kèo” với chủ đất, bỏ vườn cam đang thuê vì không gồng gánh nổi chi phí...
-
Không đi theo số đông khi chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng mít hay sầu riêng, ông Nguyễn Hoàng Khanh ngụ ấp Nhơn Xuân, Thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã chuyển đổi 0,6ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây cam sành đến nay đã cho thu hoạch và mang lại lợi nhuận cả trăm triệu đồng.
-
Nhờ triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 04 ngày ngày 5/8/2019 của Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các Chi, Tổ Hội, HTX trồng na bở đặc sản, cam đặc sản... của tỉnh Hà Giang đã có thu nhập tiền tỷ.
-
Trên địa bàn huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An có nhiều nông dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trong đó có mô hình trồng cam sành trên đất phèn của anh Huỳnh Thành Công ở ấp Hiệp Thành, xã Tân Bình.
-
Chị Bùi Thúy Hằng - hội viên, nông dân xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) là một trong những hộ “mát tay” trong việc trồng cam sành, quýt đường. Hiện, với 9ha trồng cam sành, quýt đường, mỗi năm gia đình chị Hằng thu về 3 tỷ đồng.
-
Mạnh dạn tiên phong đưa giống cam sành về Gia Lai trồng thử nghiệm, mới vụ thu bói vườn cam của bà Hoàng Thị Thu (48 tuổi, trú tại thôn Ngol, thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đạt 2 tấn quả. Theo ước tính của bà Thu, cam chính vụ năm nay sẽ đạt hơn 5 tấn (khoảng hơn 100 triệu đồng).
-
Đến Thôn 7, xã Đại Lào (TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) không khó để tìm đến nhà anh Minh - “Triệu phú cam sành” là cái tên thân thương người dân địa phương thường gọi anh. Bởi anh chính là người đầu tiên đưa cây cam sành - đặc sản của miền Tây Nam Bộ về “chinh phục” trên đất Đại Lào và đã thành công với nó.
-
Chỉ sau hơn 3 năm cần mẫn với 2.700 gốc cam sành, ông Phan Minh Tân (43 tuổi, trú tại xã Iale, huyện Chư Pưh, Gia Lai) đã “biến” vùng đất “chết” của mình thành vườn cam trị giá hàng trăm triệu đồng.
-
Ở tuổi 22, anh Nguyễn Trung Thành (thôn An Điền Nam 2, xã Cửu An, thị xã An Khê) đã trở thành ông chủ của vườn quýt đường và cam sành lớn nhất xã, mỗi năm cho thu nhập hơn 500 triệu đồng.