Trồng cây dược liệu
-
Cùng với phát triển mô hình trồng cây ăn trái (chủ yếu là trồng xoài các loại), nông dân khu vực Bến Bà Chi (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) còn trồng xen canh các loại dược liệu dưới tán vườn theo hướng “lấy ngắn nuôi dài” để nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.
-
Chị Nguyễn Thanh Tuyền, Giám đốc Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Sóc Sơn (Hà Nội) nghiên cứu thành công 2 hợp chất Sexangularetin và Flavonoit Glycosit từ trà hoa vàng có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, đột quỵ...Nghiên cứu này được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế độc quyền...
-
Tỉnh Đồng Nai đã thu hút một số doanh nghiệp (DN) đầu tư các vùng trồng dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao như: cây sâm bố chính, xáo tam phân, trinh nữ Crila (thuộc loài trinh nữ hoàng cung)..., đều là những loại dược liệu quý có chức năng điều trị nhiều chứng bệnh, trong đó có bệnh ung thư.
-
Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành nhiều mô hình sản xuất dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng cây ba kích, củ có công dụng bổ thận tráng dương của nhà bà Hà, xã Bắc Bình (huyện Lập Thạch) đang cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
-
Trải qua nhiều công việc khác nhau, chàng kỹ sư công nghiệp người Tày ở Thái Nguyên đã quyết định trở về quê bám đất, bám rừng, phát triển mô hình trồng cây dược liệu, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với thu nhập ổn định.
-
Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai xây dựng mô hình sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là trồng hoa cúc chi tại HTX nông nghiệp công nghệ cao Phúc Lâm (xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây) với quy mô 3ha, năng suất dự kiến đạt 8,5 tấn hoa tươi/ha.
-
Vừa qua hàng trăm hộ nông dân trồng dược liệu ở huyện Khoái Châu đã thống nhất với đơn vị tư vấn về bộ tiêu chí, quy chế quản lý và sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể "Dược liệu Khoái Châu".
-
Từ tháng 9-2021, gia đình ông Hà Đắc Liên, bản Hắc, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đã mạnh dạn trồng một số loại cây dược liệu, như: cây mạch môn, cây bách bộ, cây đinh lăng, cây ngải cứu..Những cây dược liệu này thay thế cho diện tích mía, keo... hiệu quả kinh tế thấp.
-
Năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai sẽ thực hiện 7 mô hình khuyến nông địa phương, với tổng dự toán kinh phí thực hiện các mô hình hơn 2,1 tỷ đồng.
-
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở huyện miền núi Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá nhờ trồng cây dược liệu.