Trồng cây dược liệu

  • Tận dụng diện tích vườn tạp, đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu, tăng thu nhập cho người dân đang được thực hiện tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Bước đầu, những mô hình này đã đem lại giá trị kinh tế cao gấp 2, 3 lần so với các loại cây trồng khác.
  • Dù chỉ mới triển khai trồng được gần 1 năm, song mô hình trồng cây dược liệu công nghệ cao tại xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã bước đầu thích nghi khá tốt với khí hậu và thổ nhưỡng tại địa phương. Mới chỉ trồng 70% diện tích nhưng số vốn bỏ ra đã là hơn 10 tỷ đồng...
  • Kể từ khi huyện Kon Plông (Kon Tum) đẩy mạnh khai thác tiềm năng, phát triển các loại cây dược liệu, nhiều trang trại tiền tỷ của nông dân liên tục hình thành. Cũng nhờ trồng cây dược liệu, đặc biệt là sâm mà nhiều nông dân có của ăn của để, phát triển thành doanh nghiệp.
  • Anh Nguyễn Văn Hải, thôn Trung Hà, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cho hay trồng đan sâm lấy củ bán làm thuốc có thể cho thu nhập tới 50 triệu đồng 1 sào nếu chăm tốt...
  • Đẳng sâm - một loại dược liệu quý, là cây bản địa thường mọc ở những cánh rừng nghèo tại huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Từ hàng chục năm trước, đồng bào nơi đây đã biết giá trị của loại cây thuốc quý và đem về trồng trong vườn nhà. Mỗi kg đẳng sâm tươi được thương lái săn lùng tại đây với giá từ 400 - 500 nghìn đồng. Loại củ to có giá trên dưới 1 triệu đồng/kg.
  • Là người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi nhốt đại gia súc ở Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La; cũng là người đầu tiên xây dựng cơ sở chiết xuất tinh dầu từ cây, cỏ của núi rừng quê hương, ông Lò Xuân Hồ mong muốn việc làm của mình sẽ góp phần thay đổi tập quán sản xuất của người dân.
  • Ngoài dùng phân bón của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho cây lúa, nhiều nông dân ở huyện Hải Hậu (Nam Định) còn dùng bón cho cây dược liệu đinh lăng. Bà con cho biết, khi sử dụng các loại phân bón của Lâm Thao cho cây đinh lăng, cây lớn nhanh rõ rệt, lại góp phần cải tạo và bảo vệ đất…
  • Ông Lê Văn Biết, 58 tuổi, thôn Tầm Xá, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã có lần suýt bị vợ bỏ vì quá mê mẩn với trồng sâm đương quy. Qua sóng gió, giờ đây ông Biết ung dung với việc điều hành 1 Hợp tác xã trồng cây dược liệu, trong đó chủ yếu là sâm đương quy, mỗi năm thu lãi hơn nửa tỷ đồng.
  • Mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình đến nay đã “phủ sóng” hầu hết các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản... Mô hình trồng cây dược liệu làm nguyên liệu sản xuất trà thảo dược ở xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ là một điểm sáng cần nhân rộng.
  • Để mở hướng làm ăn cũng như nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân, chính quyền huyện Cam Lộ đang chú trọng và khuyến khích trồng những loại cây mới cho hiệu quả kinh tế cao.