Trồng ngô không cần bẻ bắp, cứ thế chặt bán cả cây, nông dân vùng này nhanh thu tiền

Thiên Hương Thứ tư, ngày 21/12/2022 10:34 AM (GMT+7)
Gia đình ông Nguyễn Văn Đức, xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) chuyển đổi hơn 1ha đất bãi sang trồng ngô sinh khối. Nhờ bón phân Lâm Thao, diện tích ngô tốt um, chỉ khoảng 70 ngày là được thu hoạch. Ông Đức bán cho những người nuôi bò sữa, bò thịt, thu lãi gần 2 triệu đồng/sào.
Bình luận 0

Trồng ngô không cần bẻ bắp, cứ thế chặt bán cả cây

Dù mới được trồng, phát triển tại một số xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng việc trồng ngô sinh khối đã bộc lộ nhiều ưu điểm, hấp dẫn nông dân tham gia như ít sâu bệnh, giảm công chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn, có thể trồng tới 3-4 vụ/năm.

Theo ông Nguyễn Văn Đức ở xã Trung Kiên, trồng ngô sinh khối có thuận lợi hơn nhiều so với trồng ngô lấy hạt là rút ngắn thời gian, mỗi vụ từ khi gieo hạt tới lúc được thu hoạch chỉ mất khoảng 70 ngày. Bên cạnh đó, trồng ngô sinh khối không phải quá lo lắng về thời tiết, bệnh hại làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng ngô hạt, lại tăng hệ số sử dụng đất và tăng thu nhập cho người trồng. 

Trồng ngô không cần bẻ bắp, cứ thế chặt bán cả cây, nông dân vùng này nhanh thu tiền - Ảnh 1.

Diện tích trồng ngô sinh khối trên địa bàn xã Thái Hòa (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) chiếm khoảng 70-80% tổng diện tích cây trồng vụ đông.

"Toàn bộ diện tích ngô sinh khối của gia đình tôi đều sử dụng phân bón của Supe Lâm Thao. Được cán bộ khuyến nông và cán bộ thị trường của Supe Lâm Thao hướng dẫn phương pháp chăm sóc, bón phân đúng quy trình kỹ thuật nên ngô sinh khối nảy mầm cao, cây sinh trưởng, phát triển rất mạnh. Thân to, trái to, bộ rễ chân kiềng khỏe nên ít đổ ngã, bộ lá xanh bền đến khi thu hoạch. Với giá bán 1,3 triệu đồng/tấn, sau khi trừ chi phí gia đình thu lãi gần 2 triệu đồng/sào" - ông Đức phấn khởi chia sẻ. 

Cũng giống gia đình ông Đức, gia đình ông Bùi Văn Quang, xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, sau 2 năm chuyển đổi từ trồng ngô lấy hạt sang trồng ngô sinh khối, đầu ra ổn định đã giúp gia đình ông Quang nâng cao hiệu quả kinh tế rõ rệt. 

Theo ông Quang, cây ngô sinh khối có thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch toàn bộ cả thân, lá, bắp để làm thức ăn thô xanh cung cấp cho đàn bò và có thể trồng 3 vụ/năm nên có thể giúp người trồng thu được lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng ngô lấy hạt. Vụ ngô vừa qua, năng suất trung bình đạt gần 60 tấn/ha, cho hiệu quả kinh tế tăng 18% so với sản xuất ngô lấy hạt đại trà. 

Bí quyết giúp gia đình có thu nhập ổn định từ trồng ngô sinh khối là sử dụng phân bón có thương hiệu uy tín Supe Lâm Thao. Ông Quang khẳng định, dùng phân bón của Supe Lâm Thao không những giúp cây ngô sinh khối thân to khỏe, lá xanh đều mà lại ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, giảm được công chăm sóc, giảm được chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất.

Theo anh Lê Quang Minh - Kỹ sư Trạm Khuyến nông huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), gần đây, cùng với sự phát triển đàn bò sữa, bò thịt và trâu thịt chất lượng cao, người dân nhiều địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc đã mở rộng diện tích trồng ngô sinh khối nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn thức ăn thô xanh cho đàn gia súc. 

Bà con sử dụng phân bón của Supe Lâm Thao để chăm sóc nên vừa nhanh thu hoạch, vừa có lợi nhuận cao hơn so với trồng các loại ngô lấy bắp. 

Theo đó, ngô sinh khối là cây ngô được thu hoạch khi trái chín sáp để làm thức ăn cho gia súc. Giai đoạn bắp ngô chín sáp sẽ đảm bảo độ mềm, giàu dinh dưỡng cho vật nuôi. Khi thu hoạch, toàn bộ thân cây (lá, bắp ngô) được xay, băm nhỏ để làm thức ăn trực tiếp cho gia súc hoặc chế biến (ủ chua), làm viên nén thành thức ăn tinh cho gia súc. 

Trồng ngô không cần bẻ bắp, cứ thế chặt bán cả cây, nông dân vùng này nhanh thu tiền - Ảnh 3.

Cắt và vận chuyển ngô sinh khối về nơi sơ chế để tiêu thụ. Ảnh: TTKNQG

Theo tính toán của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, 1ha trồng ngô lấy thân được canh tác trong khoảng thời gian 80 - 85 ngày (tuỳ vụ), cho năng suất 40 - 45 tấn/ha/vụ, với giá bán 850.000 đồng đến 1 triệu đồng/tấn, nông dân thu về khoảng 34 - 40 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 24 - 30 triệu đồng/ha/vụ. 

Như vậy, với 1 ha được bố trí trồng ngô sinh khối có thể canh tác 3 vụ/năm, nông dân có thể thu lãi khoảng 80 - 90 triệu đồng/năm, gấp nhiều lần so với cây trồng khác. 

Dư địa để phát triển ngô sinh khối đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam ta khá lớn. Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngô lấy hạt sang ngô sinh khối ở các vùng chuyên canh ngô, bà con còn có thể khai thác đất bỏ không vụ Xuân ở vùng miền núi phía Bắc (khoảng 100.000 ha), đất vụ Đông sau 2 vụ lúa ở Trung du và Đồng bằng miền Bắc (khoảng 200.000 ha).

Trồng ngô không cần bẻ bắp, cứ thế chặt bán cả cây, nông dân vùng này nhanh thu tiền - Ảnh 4.

Đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia, lãnh đạo địa phương tham quan mô hình trồng và thu mua ngô sinh khối tại xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhằm hỗ trợ bà con phát triển ngô sinh khối để chủ động nguồn thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi, năm 2022, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã phối hợp với các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn quy trình chăm sóc, bón phân Lâm Thao khép kín cho hàng trăm nông dân địa phương. 

Anh Lê Quang Minh cho biết, thời gian qua Trạm Khuyến nông huyện Yên Lạc phối hợp với Supe Lâm Thao tổ chức 10 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân các xã trên địa bàn. Nông dân trong huyện gắn bó với phân bón của Supe Lâm Thao từ nhiều năm qua, nên mỗi lần Supe Lâm Thao mở lớp tập huấn để phổ biến kiến thức mới về cách bón phân là bà con rất phấn khởi, hăng hái đăng ký tham gia. 

"Do quy mô lớp học có giới hạn nên mỗi lớp tập huấn chỉ đủ chỗ cho 70 hội viên, chứ hội trường còn nhiều chỗ ngồi thì bà con tham gia đông lắm", anh Minh cho biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem