Nuôi con đặc sản trước vườn nhà, ai ngờ nông dân Hậu Giang lại thắng lớn

Nguyễn Thị Minh Hiếu (TTKN Hậu Giang) Thứ ba, ngày 20/12/2022 18:43 PM (GMT+7)
Ông Lê Văn Vân, ấp Thạnh Phú, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang nhận thấy khi nhu cầu về lươn giống tăng cao, ông đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo. Từ đây ông cung cấp lươn giống ra thị trường nâng thu nhập kinh tế gia đình trên 150 triệu đồng/năm.
Bình luận 0

Ông Vân, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đầu tư mới hoàn toàn từ bể nuôi lươn đến lươn giống, dụng cụ ấp trứng trứng lươn…

Ban đầu nuôi lươn, ông Vân cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, qua thời gian nuôi thực tế đúc kết kinh nghiệm qua nhiều đợt nuôi, ông khắc phục dần các hạn chế, hiện tại mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo mang lại hiệu quả rất cao.

Nuôi con đặc sản trước vườn nhà, ai ngờ nông dân Hậu Giang lại thắng lớn - Ảnh 1.

Mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo của ông Lê Văn Vân ấp Thạnh Phú, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Nhiều người đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi lươn sinh sản của ông Vân.


Với diện tích hơn 125m2 ông chia làm 5 bể nuôi, mỗi bể 25m2 và thả nuôi 400 con lươn bố mẹ. Tỷ lệ lươn đực/ lươn cái là 1/1,5.  

Lượng bùn trong bể nuôi lươn dày khoảng 30cm và lượng bùn chạy dọc theo 2 bên bể dày khoảng 40cm.

Chiều rộng bể nuôi lươn sinh sản khoảng 1 mét, tạo ra đường mương ở giửa và thả lục bình hay các loại thủy sinh khác.

Ông Vân chia sẻ, nghề nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo nói khó cũng không khó, nói dễ cũng không dễ chủ yếu là vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm. 

Thuận lợi của ông là được cán bộ Khuyến nông trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình từ khâu làm bể lươn bố mẹ, chọn lươn hậu bị, chọn lươn bố mẹ, thu trứng ấp và ương lươn giống.

Ông cho biết với 2.000 con lươn bố mẹ năm nay gia đình đã xuất bán ra thị trường cho bà con trên 50.000 lươn giống.

Ông Vân bán lươn giống với giá bán bình quân 4.500 đồng/con, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 160 triệu đồng.

Mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo hiện nay không phải là mới. Tuy nhiên với niềm đam mê ông Vân đã mạnh dạn chuyển đổi cách làm, nhiệt tình tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình thực tế, hội thảo,...

Qua kinh nghiệm thực tế và học hỏi qua nhiều nguồn, từ đó ông Vân có thể cập nhật được những mô hình mới, cách làm hay, kỹ thuật mới trong nuôi lươn.

Qua các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo giới thiệu, nông dân cũng lựa chọn được đối tượng thích hợp với điều kiện sản xuất của mỗi gia đình. Điểm mạnh của mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo không chỉ chủ động con giống chất lượng mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế.

Để mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo được ổn định và nhân rộng cần có sự liên kết các ngành, các cấp trong việc tiêu thụ sản phẩm, đầu ra ổn định góp phần ổn định kinh tế, xây dựng nông thôn mới bền vững.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem