Gương điển hình về giảm nghèo trong cộng đồng (bài 2): Cây thanh long ruột đỏ bén duyên với vùng đất nghèo

Cảnh Thắng Chủ nhật, ngày 18/10/2020 09:45 AM (GMT+7)
Không những là người đầu tiên đưa giống thanh long ruột đỏ về trồng tại địa phương, mà Tống Văn Chiến (bản Bãi Sở, xã Tam Quang, huyện Tương Dương, Nghệ An) còn hỗ trợ, giúp đỡ cho hơn 30 hộ gia đình trong bản trồng cây thanh long ruột đỏ để cùng nhau xóa đói, giảm nghèo làm giàu bền vững.
Bình luận 0

Thoát nghèo nhờ cây thanh long ruột đỏ

Gương điển hình về giảm nghèo trong cộng đồng (bài 2): Cây thanh long ruột đỏ bén duyên với vùng đất nghèo - Ảnh 1.

Ông Tống Văn Chiến cùng đoàn tham qua giới thiệu về cây thanh long ruột đỏ tại gia đình mình.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, trước đây sản xuất chủ yếu là trồng cây lương thực và hầu hết phụ thuộc vào thời tiết, đất đai Bãi Sở nơi ông sống lại bạc màu, nước không đủ sinh hoạt càng không có để cung cấp cho sản xuất. Mùa màng liên tục mất, thu nhập thấp, kinh tế gia đình lúc nào cũng túng thiếu, không ổn định.

Trước hoàn cảnh đó, ông Tống Văn Chiến (bản Bãi Sở, xã Tam Quang, huyện Tương Dương, Nghệ An) cùng với gia đình quyết tâm tìm một hướng đi mới. Trước thực tế, vùng đất bạc màu lại thiếu nước tưới tiêu, qua một thời gian mày mò nghiên cứu, rong ruổi đi tìm nguồn nước tự chảy, rồi tự bỏ kinh phí mua ống dẫn nước với chiều dài 1.500m. Sau khi thành công với việc dẫn nước về vùng Bãi Sở để phục vụ cho đời sống sinh hoạt, cùng như sản xuất nông nghiệp ông quyết định đầu tư xây dựng mô hình kinh tế vườn ap chuồng (VAC) tại nhà.

Ban đầu, do đồng vốn không săn, ông chỉ chăn nuôi nuôi gà, nuôi ngan; nuôi lợn rừng...dần dần ông cùng gia đình đào ao thả cá với diện tích 300m2, trồng dưa đỏ, dưa leo diện tích 2.000m2 trồng xen, lấy ngắn nuôi dài; nuôi bò vỗ béo, số lượng 4 con, cứ 4 tháng xuất chuồng 1 lần.

Gương điển hình về giảm nghèo trong cộng đồng (bài 2): Cây thanh long ruột đỏ bén duyên với vùng đất nghèo - Ảnh 2.

Vườn thanh long ruột đỏ đã giúp ông Tống Văn Chiến và các hộ gia đình ở bản Bãi Sở, xã Tam Quang, huyện Tương Dương thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững.

Đặc biệt năm 2014, do nắm bắt được nhu cầu của thị trường, ông Tống Văn Chiến đã mạnh dạn đầu tư trồng thí điểm 100 trụ thanh long ruột đỏ, sau 2 năm cây thanh long đã cho quả, năng suất, chất lượng cao, có giá trị kinh tế gấp hàng chục lần so với làm màu, nên tôi quyết định mở rộng mô hình lên tới 5.000m2, tổng số 700 trụ...

Trao đổi với DANVIET.VN, ông Tông Văn Chiến chia sẻ: "Trước đây gia đình tôi chỉ trồng một số cây ăn quả nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế. Tình cờ xem chương trình nông nghiệp giới thiệu về mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ trên đất vườn hiệu quả và qua xem thực tế mô hình trong tỉnh và ngoài tỉnh nên vợ chồng tôi thấy phù hợp với điều kiện đất của gia đình nên bàn nhau trồng thử vào năm 2014 trên quy mô 2.500 m2 làm 700 trụ bê tông và trồng 2.800 gốc".

Giúp hơn 30 hộ thoát nghèo nhờ cây thanh long ruột đỏ

"Vừa trồng vừa học hỏi thêm kinh nghiệm đã giúp cho vợ chồng tôi có động lực, hy vọng loại cây trồng mới sẽ đem lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, đây là cây trồng mới cũng không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng vì việc trồng cây thanh long còn khá lạ lẫm đối với người dân trong vùng.

Qua thời gian trồng, thấy thanh long ruột đỏ khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở vùng đất nơi đây. Công đoạn chuẩn bị trụ trồng thanh long cần lưu ý không nên làm giàn gỗ bởi rất nhanh hỏng và mục, nên đầu tư đổ cột bê tông làm trụ cho thanh long bám, mỗi trụ nên cao từ 1,5 - 1,7 m. Hàng cách hàng, cây cách cây khoảng 2,5 m.

Gương điển hình về giảm nghèo trong cộng đồng (bài 2): Cây thanh long ruột đỏ bén duyên với vùng đất nghèo - Ảnh 3.

Ngoài trồng cây thanh long ruột đỏ, ông và nhiều gia đình Bãi Sở còn trồng thêm dưa hấu.

Thanh long ruột đỏ là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể trồng quanh năm, nhưng để cây cho năng suất cao, đảm bảo chất lượng thì nên trồng vào đầu mùa mưa. Trong khi trồng nên bón phân làm 2 đợt (bón thúc mầm và bón thúc quả). Phía dưới xung quanh gốc, cần thường xuyên tiến hành làm sạch cỏ dại, ngoài ra, cần thường xuyên tỉa cành và tạo tán.

Đến nay, vườn thanh long ruột đỏ của gia đình ông Chiến đã cho thu hoạch: "Thanh long ruột đỏ bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 10. Một năm thu hoạch bình quân 6 đến 7 lứa. Sản lượng thu hoạch là 5 tấn với giá bán bình quân: 20.000 đồng/kg = 100.000.000 đồng. Tổng thu nhập của hộ làm mô hình là: 100 triệu đồng, trừ chi phí 20 triệu, còn lãi ròng: 80 triệu đồng/ năm. Đặc biệt, sản phẩm thanh long được thương lái đến tận vườn thu mua và hiện không đủ quả để cung cấp cho các thương lái", ông Chiến cho biết thêm.

Nhận thấy hiệu quả từ mô hình trồng thanh long ruột đỏ gia đình tôi đã nhân rộng cho bà con trong và ngoài xã. Đến nay ông Tống Văn Chiến đã hỗ trợ được hơn 30 mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ, hiện nay bà con đã thoát nghèo có thu nhập ổn định.

Trao đổi với DANVIET.VN, chị Nguyễn Thị Yến – hội nông dân xã Tam Quang, huyện Tương Dương, Nghệ An cho biết: Mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình anh Tống Minh Chiến là mô hình mới trên địa bàn xã Tam Quang, bước đầu mang lại hiệu quả tương đối cao, phù hợp với khả năng đầu tư cũng như trình độ sản xuất của bà con địa phương.

Từ hiệu quả kinh tế thu được từ mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình mình, ông Chiến nhân rộng và hỗ trợ cho hơn 30 hộ nông dân khác trên địa bàn xã cùng trồng thanh long ruột đỏ, bước đầu đã mở hướng lựa chọn mới cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế gia đình.

Chính từ sự mạnh dạn, không ngại khó, ngại khổ và quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, gia đình anh Tống Minh Chiến, đã trở thành điển hình, tiên phong trong việc xóa đói giảm nghèo, giúp nhau làm giàu bền vững.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem