Hiện nay trên thị trường có loại thuốc Saicoba 800EC là thuốc trừ cỏ nội hấp qua mầm chồi và rễ cỏ, có tác dụng chọn lọc, diệt trừ hữu hiệu các nhóm cỏ lá hẹp và lá rộng mọc từ hạt trên đất trồng cạn như: Cỏ lồng vực, cỏ túc, cỏ đuôi chồn, cỏ mần trầu, cỏ lác, cỏ gấu, dền gai, rau sam, mắc cỡ, cỏ ráy, mần ri…
Thời điểm phun thuốc là trong 3 ngày sau khi đặt hom. Phun thuốc trước khi cỏ mọc hoặc sau khi cỏ đã mọc nhưng cỏ còn nhỏ, cỏ có từ 1-2 lá. Phun thuốc khi đất đủ ẩm nếu đất khô cần tưới nước đủ ẩm trước khi phun. Liều lượng: Pha 15-20cc/bình 8 lít, phun 5-6 bình cho 1.000m2.
Nếu cỏ lớn > 3 lá, bà con có thể dùng các loại thuốc Pesle 276SL, Lyphoxim 41SL,… để trừ. Lưu ý phun thuốc ngay đầu mùa mưa, phun trên vùng đất trống trước khi trồng và khi cỏ đã mọc xanh tốt. Hoặc chỉ phun thuốc khi cây mì đã lớn vì đây là nhóm thuốc diệt cỏ không chọn lọc. Tránh để thuốc tiếp xúc với phần xanh của cây như lá, thân và gốc cây (dùng cần phun có nắp chụp và rà sát mặt đất để tránh tia thuốc tiếp xúc với cây), nên phun giữa hai hàng cây.
Để xử lý đất và phòng trừ côn trùng gây hại trong đất cắn phá mầm non, trước khi đặt hom bà con cần sử dụng thuốc Diaphos 10G liều lượng 15-20kg/ha hoặc Sagent 6G liều lượng 8-10kg/ha. Mặt khác nhằm tăng năng suất cũng như phẩm chất khoai mì bà con nên áp dụng kỹ thuật bón phân đa lượng như sau:
- Bón lót (khi làm đất lần cuối hay bón vào hốc trước khi trồng): 15-20 tấn phân hữu cơ hoai mục + 500-1000 kg vôi bột cho 1 ha.
- Bón thúc đợt 1 (khi cây mọc đều khoảng 15-20 ngày sau trồng): 200-250kg NPK 20-20-15 hoặc 250-300kg NPK 16-16-8-13S.
- Bón thúc đợt 2 (khi củ bắt đầu phát triển): 300-350kg NPK 15-10-15 hoặc NPK 16-8-16-13S.
- Bón thúc đợt 3 (khi củ đang lớn nhanh): 200-300kg NPK 15-10-15 hoặc NPK 16-8-16-13S.
Phụng Anh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.