Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Khi thành phố miền đông thuộc tỉnh Donetsk đến gần, từng chiếc trực thăng đột ngột bay lên phóng rocket vào mục tiêu rồi lao mạnh và quay trở lại căn cứ, lướt trên mặt đất.
Phi công Ukraine Petro nói với AFP sau nhiệm vụ kéo dài 30 phút rằng, mục tiêu của là “một tuyến công sự của Nga bao gồm binh lính trên mặt đất, xe bọc thép và kho vũ khí”.
Công sự nằm gần thành phố Severodonetsk mà quân đội Nga đã chiếm giữ vào mùa xuân năm ngoái, ở phía đông bắc của Bakhmut - chiến trường nơi binh lính Ukraine gần như bị bao vây nhưng vẫn cầm cự được trong bối cảnh cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề.
Kể từ đầu cuộc chiến chỉ hơn một năm trước, các phi công trực thăng Ukraine đã lái những chiếc Mi-8 cũ kỹ và những chiếc Mi-24 trong các nhiệm vụ chiến đấu hàng ngày.
Mới 23 tuổi, mặc chiếc áo khoác phòng không vừa vặn, Petro cho biết, anh đã thực hiện khoảng 50 nhiệm vụ chiến đấu.
Khi trực thăng của anh được tiếp nhiên liệu và lắp tên lửa mới, anh đã thực hiện cuộc tấn công mới nhất vào buổi sáng từ một căn cứ bí mật.
“Trước chuyến bay, chúng tôi chọn đường bay, sử dụng các ứng dụng đặc biệt để giữ ở độ cao thấp nhất có thể. Mục đích bay thấp là để không bị radar của Nga nhìn thấy và không biết rằng chúng tôi đang đến”, phi công Petro nói.
AFP đã gắn camera trong buồng lái trong toàn bộ nhiệm vụ để ghi lại những thước phim ấn tượng.
“Khi chúng tôi cách mục tiêu 6.200 mét, chúng tôi nghiêng 20 độ… sau đó chúng tôi phóng tên lửa, 15 quả mỗi bên”, Petro cho biết thêm.
Trong video, ngay khi khai hỏa, các tên lửa bắn ra từ chiếc Mi-8 đã để lại một cột khói đen phía sau.
Chiếc trực thăng ngay lập tức lao vào một khúc cua hẹp sang trái và hạ độ cao xuống thấp để bay trở về căn cứ.
Tiếp đó, những chiếc Mi-8, mỗi chiếc có một phi công và phi công phụ, lần lượt nổ súng.
Lộ trình trở về khác với lộ trình trước đó “để không rơi vào bẫy” và thu hút các hệ thống phòng không của Nga.
Ở tiền tuyến, các đơn vị bộ binh được thông báo về thời điểm tấn công để gửi máy bay không người lái tới kiểm tra kết quả.
Nếu mục tiêu chưa bị bắn trúng, một cuộc tấn công khác sẽ diễn ra sau đó.
“Khi bắt đầu chiến tranh, chúng tôi không có máy bay không người lái. Các nhiệm vụ phức tạp hơn và kém hiệu quả hơn. Nhưng vào mùa hè, chúng tôi bắt đầu nhận được máy bay không người lái và các thiết bị khác. Giờ đây, chúng tôi đã thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn", Petro cho biết.
Nhiệm vụ khó khăn nhất
Nhiệm vụ khó khăn nhất của Petro cho đến nay diễn ra vào ngày 6/3 năm ngoái, tại vùng Mykolaiv ở phía nam.
“Chúng tôi có 4 chiếc trực thăng và mục tiêu là một đoàn xe quân sự dài” đang hướng tới nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia, nhà máy lớn nhất ở châu Âu và hiện do Nga kiểm soát.
“Chúng tôi nhìn thấy mục tiêu cách khoảng 2 km. Chúng tôi đã báo cáo rằng nó không di chuyển, nhưng thực tế là nó đang di chuyển”, phi công Ukraine nhớ lại.
Thời điểm đó, người Ukraine đã bị tấn công.
“Hai chiếc trực thăng của chúng tôi bị phá hủy, chiếc thứ ba bị hư hại và tôi may mắn có mặt trên chiếc thứ 4. Tôi không bị trúng đạn… Và chỉ có chiếc máy bay của chúng tôi quay trở lại căn cứ", Petro kể lại.
Một nguồn tin quân sự cho biết kể từ cuộc xung đột với Nga, khoảng 30 phi công trực thăng Ukraine đã hy sinh.
Khi được hỏi, có cảm thấy sợ hãi trước mỗi phi vụ hay không, Petro phủ nhận.
“Một khi bạn khởi động máy, nỗi sợ hãi sẽ biến mất bởi vì chúng tôi đã được huấn luyện để làm điều đó và chúng tôi tự tin vào bản thân, vào các quyết định của mình. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu chuyến bay mà không sợ hãi", Petro nói và cho biết anh mơ ước được lái chiếc Black Hawk tối tân của Mỹ nhưng cũng thích Mi-8. “Nó không hoàn hảo, nhưng nó rất tốt, chúng tôi biết rõ về nó”, phi công Ukraine cho biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.