Trump và Clinton: Ai mới đủ thâm sâu để đối phó Trung Quốc?

Phương Đăng (theo Washingtontimes) Thứ ba, ngày 01/11/2016 20:45 PM (GMT+7)
Tỷ phú Donald Trump hay cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, dù ai trở thành tân tổng thống Mỹ cũng đều phải đối mặt với các mối đe dọa từ Trung Quốc, trong đó đáng kể nhất là trong lĩnh vực thương mại và vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Bình luận 0

img

Ứng viên tổng thống đảng dân chủ Hillary Clinton hay đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump, ai mới đủ sức để giúp Mỹ đối phó Trung Quốc?

Sau cuộc bầu cử, tân Tổng thống Mỹ sẽ phải đối mặt và giải quyết một loạt thách thức trước mắt trong đó bao gồm cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), tạo ra các động lực để thúc đẩy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm chạp, sửa đổi chính sách Obamacare...

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng, những thách thức về thương mại và địa chính trị đến từ một Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn mới là đáng ngại nhất đối với nền kinh tế cũng như vai trò lãnh đạo toàn cầu của nước này.

Theo ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton, Trung Quốc đã trợ giá xuất khẩu, thao túng tiền tệ và dùng nhiều biện pháp khác nữa nhằm gây thiệt hại cho người lao động Mỹ và làm mất cán cân thương mại Trung - Mỹ theo hướng có lợi cho Bắc Kinh .

Do đó, bà Clinton cam kết sẽ bổ nhiệm một công tố viên thương mại đặc biệt để buộc Trung Quốc phải tuân thủ "luật chơi" theo đúng khuôn khổ của các thỏa thuận quốc tế.

Trong khi đó, tỷ phú Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt mức thuế 45% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để buộc Bắc Kinh đàm phán lại các thỏa thuận thương mại để đạt được những điều kiện tốt hơn cho người Mỹ.

Hiện Mỹ đang phải chịu mức thậm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ với Trung Quốc lên tới 320 tỷ USD hàng năm. Hệ quả là nhu cầu hàng hóa do Mỹ sản xuất giảm mạnh, người Mỹ bị mất hàng triệu công ăn việc làm đồng thời tiền lương cũng bị cắt bớt.

Bắc Kinh đã sử dụng chiến lược áp đặt nhiều hạn chế ngặt nghèo đối với đầu tư nước ngoài, tiếp tục làm suy yếu giá trị của đồng nhân dân tệ, thắt chặt các hạn chế trong nhập khẩu và trợ cấp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước để tăng cường sức mạnh độc quyền của họ.

Bắc Kinh cũng khuyến kích và đầu tư vào các công nghệ cao để nâng cao năng lực cạnh tranh với Mỹ và châu Âu trong khi áp đặt nhiều quy định khắt khe với các công ty công nghệ của Mỹ và các nước khác đang hoạt động ở Trung Quốc. Phần lớn các chiến thuật của Trung Quốc bị tố là vi phạm luật WTO (Tổ chức thương mại thế giới).

Tuy nhiên, Bắc Kinh nhờ thu được hàng nghìn tỷ nhân dân tệ thặng dư thương mại, Trung Quốc có nguồn tài chính dồi dào để đầu tư cho kinh tế, công nghiệp, ngoại giao và đặc biệt là quân sự.

Nhờ có nguồn tài chính dồi dào, Trung Quốc đang đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông, nơi nước này có tranh chấp lãnh thổ với nhiều láng giềng Đông Nam Á trong đó bao gồm Philippines và Việt Nam, đe dọa tự do hàng hải trong khu vực. Biển Đông được cho là có trữ lượng khoảng sản cực lớn và là tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới với ước tính 5 nghìn tỷ USD hàng hóa được vận chuyển qua đây hàng năm.

Nhiều nhà phân tích cách báo, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc là mối đe dọa cho sự thịnh vượng cũng như vị thế của Mỹ và các đồng minh trên toàn cầu của nước này.  

Theo đó, tân Tổng thống Mỹ dù là ông Trump hay bà Clinton thì đều sẽ phải chuẩn bị để đối phó với một loạt thách thức về thương mại, ngoại giao, đặc biệt là quân sự từ Trung Quốc và chiến lược của họ có hiệu quả hay không thì phải chờ thời gian chứng minh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem