Trứng gia cầm
-
Khả năng sản xuất nông nghiệp của Hà Nội hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng từ 35-60% nhu cầu của người dân Thủ đô. Một lượng lớn thực phẩm hiện vẫn phải nhập từ các tỉnh, thành phố trên cả nước và nhập khẩu.
-
Đang là thời điểm thu hoạch chính của vùng trồng rau xen canh Nghi Thuận (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, "đầu ra" đang bị tắc nghẽn, nên gần 50 ha rau với sản lượng hàng nghìn tấn vẫn đang “nằm ruộng” chờ người mua. Người nông dân sống trong thấp thỏm lo âu.
-
Thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 nên nhiều mặt hàng nông sản trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp khó trong khâu tiêu thụ. Trong đó, 2.000 tấn nhãn chín muốn của Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thành (huyện Quốc Oai) và sản phẩm trứng vịt, trứng gà của huyện Thanh Oai đang "bí" đầu ra.
-
Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, để bảo đảm nguồn cung ứng trứng gia cầm cho hơn 10,3 triệu người dân hiện đang cư trú tại Hà Nội, ngành nông nghiệp Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm, thủy cầm đẻ trứng và duy trì hiệu quả chuỗi liên kết với các tỉnh, thành phố để bảo đảm nguồn cung.
-
TP.HCM đã huy động mọi lực lượng từ sở ngành, công an, quân đội đến địa phương để cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thực phẩm cho 9,4 triệu dân trong nửa tháng tới.
-
Bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm và thích ứng với điều kiện phòng chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm của Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc của Bộ NNPTNT trong điều kiện dịch Covid-19.
-
Tại TP.HCM, giá rau, trứng đã hạ nhiệt. Rau xanh các loại phổ biến còn từ 25.000 đồng/kg, trứng gia cầm cũng giảm 5.000 đồng/chục.
-
Khảo sát của phóng viên tại nhiều vùng chăn nuôi ở Nam Định, Hà Nam... cho thấy giá trứng gia cầm vẫn đang neo ở mức cao, hàng khá khan. Trong khi đó, việc tiêu thụ gà thương phẩm tại các trang trại lại rất khó khăn, ế ẩm.
-
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, do giá thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng cao, trong khi giá gia cầm đang giảm sâu, gà đến lứa chưa thể xuất chuồng để vào lứa mới nên nguồn cung có thể thiếu hụt trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc tái đàn gà rất nhanh nên cũng sẽ không ảnh hưởng lớn.
-
Từ đầu năm 2021 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng "chóng mặt", buộc gia đình tôi chỉ chăn nuôi cầm chừng, cố gắng duy trì đàn lợn khoảng 100 con, trong khi công suất nuôi của chuồng lên đến 250 con. Bởi vậy, để tạo "động lực" cho người chăn nuôi, Nhà nước cần đưa thức ăn chăn nuôi vào danh sáchmặt hàng bình ổn giá.