Nhà lãnh đạo KIm Jong-un và Chủ tịch Tập Cận Bình vui vẻ trò chuyện với nhau.
Theo báo New York Times, quyết định bất ngờ của ông Trump làm một số đồng minh ở châu Á của Mỹ, chẳng hạn Hàn Quốc cảm thấy thất vọng nhưng cũng có thể khiến một số bên cảm thấy "phấn khởi".
Ông Trump hủy cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un kèm tuyên bố rằng "các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất lịch sử của chúng tôi và chiến dịch gây áp lực tối đa sẽ tiếp tục". Tuyên bố trên dường như đã đặt Trung Quốc vào vị thế có lợi nhất trong tất cả các bên.
Bởi chiến lược gây áp lực với Triều Tiên phụ thuộc phần lớn vào sự hợp tác của Trung Quốc. Từ đó, Bắc Kinh có thể lợi dụng vấn đề Triều Tiên để thỏa thuận, mặc cả với Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đã tỏ ra lo lắng về lộ trình đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên đồng thời quan ngại viễn cảnh chính quyền Bình Nhưỡng trở nên gần gũi hơn với Washington khiến nhà lãnh đạo Kim Jong-un càng độc lập hơn với Bắc Kinh và sẵn sàng "qua mặt" Bắc Kinh.
Tuy nhiên, việc ông chủ Nhà Trắng quyết định hủy họp với ông Kim Jong-un đã cho phép ông Tập sử dụng ảnh hưởng của mình với Triều Tiên - bao gồm khả năng siết chặt hoặc làm suy yếu các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Bình Nhưỡng - để làm đòn bẩy trong khi Bắc Kinh cũng đang đàm phán một thỏa thuận thương mại với Washington.
"Cái lợi của ông Tập không chỉ nằm ở việc thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên bị hủy mà còn ở việc hội nghị bị trì hoãn lâu hơn hơn nữa. Triển vọng có một thỏa thuận mà lại không đạt được thỏa thuận tặng cho Trung Quốc đòn bẩy trước Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề thương mại, học giả James Mann, tác giả cuốn "The China Fantasy" nhân định.
Trong khi đó, ông Cheng Xiaohe, một chuyên gia Triều Tiên tại ĐH Renmin ở Bắc Kinh thừa nhận rằng, việc ông Trump hủy họp với ông Kim Jong-un sẽ cho phép ông Tập hành động như "một người hòa giải".
"Việc hủy họp có thể tạo cho Trung Quốc cơ hội để hành động nhằm cứu vãn cuộc họp đã bị hủy", ông Cheng nhấn mạnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.