Thực đơn 5 món mát rượi, ngon bất chấp nắng nóng cực độ

Yến Ngọc (Tổng hợp) Thứ tư, ngày 09/08/2017 12:55 PM (GMT+7)
5 món ăn thanh mát này đảm bảo sẽ giúp cả nhà ngon miệng ngay cả trong những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt.
Bình luận 0

img

Món ăn nào cũng thanh mát, ngon tuyệt

1. Vịt luộc

Nguyên liệu:

- 1 con vịt khoảng 2kg

- 60g muối; 35g hồ tiêu; 4 đại hồi; 3 lá nguyệt quế; 1 miếng quế; 10g tiêu trắng

- 3 cây hành lá

- 5 lát gừng

- 120ml rượu gạo

- 10ml dầu mè

img

Chế biến:

- Rửa sạch vịt dưới nước lạnh, vặt hết những sợi lông còn sót lại, sau đó ngâm trong nước 1 tiếng để loại bỏ hết chất bẩn.

- Cho muối và hồ tiêu vào chảo, rang lửa vừa trong 5-8 phút tới khi muối hơi chuyển sang màu vàng, tắt bếp để nguội. Lưu ý tránh để hồ tiêu bị cháy.

- Vớt vịt ra và lau khô cả trong và ngoài, sau đó xát toàn bộ hỗn hợp muối và hồ tiêu lên thân vịt, với ít nhất 1/3 được xát ở bên trong khoang bụng. Để vịt ướp vào tủ lạnh 3 tiếng, không đậy lại.

- Cho đại hồi, lá nguyệt quế, tiêu trắng và quế vào một túi vải nhỏ, buộc chặt.

- Chuẩn bị một cái nồi đủ to để chứa cả con vịt, cho vào nồi 3 lít nước và túi gia vị, cùng với gừng và hành. Đun sôi, thêm rượu gạo rồi vặn nhỏ lửa xuống.

- Khi vịt đã ướp xong, bỏ khỏi tủ lạnh và đặt vịt vào nồi, chú ý cẩn thận để muối và hồ tiêu vẫn bám trên thân vịt. Đun sôi, sau đó vớt vịt lên dốc ngược để nước đọng bên trong chảy hết ra ngoài, sau đó đặt lại vịt vào nồi để bên trong khoang bụng vịt không còn nước lạnh nữa.

- Đun tiếp 15 phút với lửa nhỏ sao cho nước chỉ ấm nóng lên nhưng không sôi. Tắt bếp và đậy nắp om thêm 40-45 phút cho thịt mềm và ngấm đều gia vị.

- Vớt vịt ra thớt, quét một lớp dầu mè lên thân vịt rồi chặt nhỏ và thưởng thức.

2. Thịt bò xào

Nguyên liệu:

- 250g thịt bò, thái mỏng

- 30ml dầu

- 1 nhánh gừng, thái sợi

- 3 cây hành lá, cắt đoạn dài 2 cm

- 15g bột bắp

Để làm nước sốt: 15ml dầu hào; 5ml dầu mè; 60ml nước; 15g bột bắp; 10ml rượu gia vị; 5g đường; 2g muối; Hạt tiêu vừa ăn

img

Cách làm:

- Ướp thịt bò thái lát với bột bắp trong 10 phút.

- Trộn đều tất cả các nguyên liệu để làm nước sốt.

- Làm nóng dầu trong chảo với nhiệt độ cao, cho gừng vào xào cho đến khi có mùi thơm. Cho thịt bò vào và tiếp tục đảo trong một vài phút, hoặc cho đến khi thịt bò được nấu chín.

- Thêm nước sốt vào xào cho đến khi nước sốt sền sệt. Cho hành vào đảo nhanh tay, rồi tắt bếp, trút thịt bò ra, dùng với cơm.

3. Canh sườn nấu sấu chua

Nguyên liệu:

- 1 kg sườn non (nên chọn sườn tươi, non, vì phần sườn này khi măm rất giòn, thịt mềm rất ngon)

- 8 quả sấu (hoặc nhiều, ít hơn tùy khẩu vị)

- 2 quả cà chua

- 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê nước mắm ngon, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê dầu mè

- Hạt tiêu, hành lá, mùi tàu

img

Cách làm:

- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Sườn rửa sạch, chặt nhỏ. Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Sấu cạo vỏ, dùng dao sắc nhỏ lạng 1 vòng quanh quả sấu.

- Bước 2: Chần sườn qua nước sôi rồi rửa sạch lại với nước. Để sườn có vị đậm đà hơn, các bạn ướp sườn với 1 thìa hạt nêm, ướp khoảng 30 phút, miếng sườn sẽ đậm đà thơm ngon hơn.

- Bước 3: Bắc chảo lên bếp đun nóng, cho vào trong chảo 1/2 thìa cà phê dầu mè. Dầu nóng cho đầu hành lá vào phi thơm, tiếp đến cho sườn vào đảo đều đến khi miếng sườn săn lại thì trút sườn sang nồi khác, cho nước sôi vào ngập sườn, thêm sấu, đun sôi. Tong quá trình đun sôi, bạn nên vớt bọt cho nước dùng được trong hơn. Sau khi sôi khoảng 5 phút, các bạn vặn lửa nhỏ đun khoảng 30 phút - 1 tiếng.

- Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho vào trong chảo 1 thìa con dầu ăn, trút cà chua vào, xào cà chua cho mềm. Khi cà chua đã mềm, đổ cà chua vào nồi sườn, đun thêm khoảng 1-3 phút, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

Cuối cùng, bạn tắt bếp, rắc thêm chút hành lá, mùi tàu và hạt tiêu là có ngay bát canh sườn nấu sấu chua ngon tuyệt.

4. Kim chi cải thảo

Nguyên liệu:

- 1 cây cải thảo

- 150g sốt ớt Hàn Quốc

- 25g bột gạo nếp

- 350g hành lá

- 50g lê

- 50g táo

- 10ml nước mắm

- 15g tỏi

- 1g muối

- 3g đường

- 200ml nước

img

Cách làm:

- Cải thảo cắt làm tư, rửa sạch, dùng 1 nắm muối xát lên các lá cải thảo. Đổ nước ngập rau, đậy lại ngâm qua đêm.

- Sáng hôm sau vớt cải thảo ra rửa lại thật sạch, để ráo nước.

- Trộn đều sốt ớt Hàn Quốc với nước mắm, băm nhỏ hành, tỏi, lê, táo bỏ vào sốt, thêm muối và đường vào trộn đều.

- Đổ bột gạo nếp vào nước, khuấy đều, bật bếp lửa nhỏ vừa đun vừa khuấy tới khi được hỗn hợp ướt dính.

- Khi bột gạo nếp đã nguội, đổ vào hỗn hợp sốt ớt, khuấy đều.

- Quết hỗn hợp lên từng lá cải thảo, sau đó xếp vào hũ đậy kín, để ở nhiệt độ phòng 1 ngày thì bỏ vào tủ lạnh.

- Sau 1 tuần bạn đã có thể lấy kim chi ra và thưởng thức.

5. Chè bưởi 

Nguyên liệu:

- 200 gr đỗ xanh đã xát vỏ

- 1 quả bưởi

- Đường (tùy theo khẩu vị ngọt hay nhạt mà bạn nêm nếm cho vừa ăn nhé)

- Muối

- 100 gr bột năng

- 5 ml tinh chất vani

img

Cách làm:

- Bước 1: Đỗ xanh ngâm trong nước khoảng 1 tiếng cho nở, vớt ra rổ, để ráo. Bưởi gọt vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần cùi trắng, xắt hạt lựu cỡ 1,5cm.

- Bước 2: Trộn đều muối với cùi bưởi xắt nhỏ. Bóp nhẹ tay trong vòng vài phút rồi xả thật sạch với nước lạnh, sau đó vắt ráo nước.

Lặp lại quy trình trên 2 lần nữa, nếm thấy cùi bưởi hết vị the đắng thì ướp cùi bưởi với một ít đường trong khoảng 1 tiếng.

Nếu thấy cùi bưởi vẫn còn đắng, luộc sơ rồi vắt ráo nước (không vắt quá kiệt), sau đó ướp đường.

- Bước 3: Lăn khô cùi bưởi ướp đường với bột năng. Để một vài phút cho bột áo phủ đều cùi bưởi rồi dùng rây lọc lược bớt phần bột năng dư ra.

- Bước 4: Đun nước thật sôi rồi thả cùi bưởi vào. Khi thấy cùi bưởi chuyển sang màu trắng trong và nổi lên thì vớt ra. Nhanh tay đổ cùi bưởi vào một tô nước đá để giữ cho cùi bưởi cứng và giòn. Khoảng 15 phút thì vớt ra, để ráo nước.

- Bước 5: Đun sôi một nồi nước khác, cho đường vào khuấy tan. Sau đó cho đỗ xanh vào đun thêm khoảng 10 phút, nếm thử thấy đỗ xanh chín tới là được.

- Bước 6: Hòa tan bột năng với nước rồi đổ từ từ vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi thấy nước chè bắt đầu sánh lại. Cho tiếp cùi bưởi vào, đun nhỏ lửa, sau đó cho thêm tinh chất vani để tạo hương thơm. Khi chè bắt đầu sôi thì tắt bếp.

Múc ra cốc và thưởng thức. 

Mách nhỏ: Bạn có thể tự làm thêm nước cốt dừa để ăn kèm cùng chè bưởi sẽ rất thơm và ngon.

Mặc dù có khá nhiều công đoạn nhưng cách nấu chè bưởi không quá cầu kỳ như nhiều người nghĩ. Chỉ cần xử lý tốt khâu cùi bưởi, mọi bước còn lại khá đơn giản.

Thực đơn “ngon không kiểm soát” đãi cả nhà ngày mát trời

Thực đơn toàn món hao cơm, dễ làm này là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn trong những ngày thời tiết mát mẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem