Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát đối diện với đề nghị mức án cao nhất

Chinh Hoàng Thứ ba, ngày 19/03/2024 06:29 AM (GMT+7)
Sáng 19/3, TAND TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát. Đại diện VKSND TP.HCM sẽ công bố bản luận tội, đề nghị mức đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo trong vụ án.
Bình luận 0

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, trong 86 bị can vụ Vạn Thịnh Phát, có 13 người bị truy tố ở khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình, gồm: Bị cáo Trương Mỹ Lan và 11 đồng phạm bị truy tố về tội "Tham ô tài sản" theo khoản 4 điều 353 bộ luật Hình sự năm 2015; bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) thuộc NHNN, bị truy tố tội "Nhận hối lộ" theo khoản 4 điều 354 Bộ luật Hình sự.

Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát đối diện với đề nghị mức án cao nhất- Ảnh 1.

Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Lê Giang

85 bị cáo còn lại gồm: 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước (NHNN); 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; 1 cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị Viện KSND tối cao truy tố về các tội: "Tham ô tài sản", "Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng".

Có 5 bị cáo là cựu lãnh đạo SCB đang bị truy nã, và TAND TP.HCM đã phát thông báo kêu gọi 5 người này ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Các bị cáo này gồm: Đinh Văn Thành (SN 1971, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng SCB), Chiêm Minh Dũng (SN 1973, nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB), Trầm Thích Tồn (SN 1961, thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB), Nguyễn Thị Thu Sương (SN 1974, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB), Nguyễn Lâm Anh Vũ (SN 1969, nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Bến Thành Ngân hàng SCB).

Các nhóm đồng phạm với Chủ tịch Vạn Thịnh Phát – Trương Mỹ Lan

Thứ nhất, 6 cựu lãnh đạo chủ chốt tại SCB: Chủ tịch HĐQT Đinh Văn Thành (bị xét xử vắng mặt do bỏ trốn), và Bùi Anh Dũng; Tổng giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn, Phó tổng giám đốc Trương Khánh Hoàng và Trần Thị Mỹ Dung.

Thứ hai, nhóm thành viên chính nằm trong hệ thống Vạn Thịnh Phát: Tạ Chiêu Trung (Tổng giám đốc Công ty CP tài chính Việt Vĩnh Phú), Hồ Bửu Phương (Tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Nguyễn Phương Anh (Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula), Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor), Đặng Phương Hoài Tâm (Phó trưởng Văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Thứ ba, nhóm bị cáo cựu lãnh đạo, cán bộ, nhân viên ở nhiều bộ phận, chi nhánh khác tại SCB ký hợp thức hồ sơ các khoản vay khống, giúp sức Trương Mỹ Lan rút tiền.

Thứ tư, nhóm các bị cáo thành lập các công "ma" để câu kết với nhân viên SCB, tạo lập các khoản vay, giúp Trương Mỹ Lan rút tiền.

Thứ năm, nhóm các bị cáo sử dụng các pháp nhân có hoạt động thật, nhưng bàn bạc, thống nhất với Trương Mỹ Lan sử dụng các pháp nhân này tạo lập hồ sơ vay khống, rút tiền của SCB cùng sử dụng.

Thứ sáu, nhóm 7 bị cáo của 5 công ty thẩm định phát hành chứng thư thẩm định nâng khống giá trị bất động sản của Trương Mỹ Lan: Công ty thẩm định giá Thiên Phú, Công ty TNHH thẩm định giá MHD, Công ty TNHH thẩm định giá Tầm Nhìn Mới, Công ty CP tư vấn dịch vụ bất động sản DATC, Công ty CP thẩm định giá EXIM.

Thứ bảy, nhóm 17 bị cáo thuộc Ngân hàng Nhà nước nhận tiền thấp nhất 20 triệu đồng và cao nhất 5,2 triệu USD của bị cáo Trương Mỹ Lan và SCB để bưng bít sai phạm của SCB.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem