Lớn lên từ khu ổ chuột của Philippines, Tiến sĩ Astrid S. Tuminez không có được những bữa ăn sáng như các trẻ em thông thường. Bà là một trong 7 người con của gia đình lao động nghèo. Bà chỉ có một đôi tất được giặt một lần mỗi tuần. Khi mưa, bà phải nút các lỗ thủng trong giày bằng những miếng vỏ kẹo mút. Khi 5 tuổi, các nữ tu trong thành phố đã gọi các chị em nhà Tuminez đi học. Và đây chính là ngả rẽ thay đổi cuộc đời bà.
Bà Astrid S. Tuminez.
Bà Tuminez tốt nghiệp 2 trường danh giá của Mỹ, học viện kỹ thuật Massachusetts và Đại học Harvard. Bà thông thạo 6 ngoại ngữ và đã làm việc ở những vị trí hấp dẫn khắp toàn cầu. Tiến sĩ Tuminez hiện thời là Giám đốc khối Pháp Chế, Microsoft Đông Nam Á, nơi bà đang hỗ trợ các chính phủ hiểu hơn về các bài toán xu hướng, định hình các nguyên tắc và chính sách, bao gồm phương pháp để dẫn dắt tăng trưởng trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.
“Tôi đã từng mù chữ khi bước chân vào trường tiểu học. Tại đây, những đứa trẻ thông minh nhất được xếp ở hàng đầu tiên, ghế đầu tiên. Những đứa trẻ lơ ngơ thì ở hàng cuối, ghế cuối và đương nhiên tôi cũng vậy. Nhưng sau vài tháng, tôi rất vui sướng khi đã ngồi đúng ở hàng đầu tiên. Và tôi đang ở đây chính vì tôi đã có cơ hội được đi học”, Tiến sĩ Tuminez hồi tưởng.
Hành trình chính là nguồn gốc động lực những đam mê của bà trong việc trao quyền cho mọi người đong đầy các ước mơ và khai phá tiềm năng của họ. Sứ mệnh này đã trở nên đặc biệt phù hợp hiện nay khi số hóa đang thay đổi đời sống xã hội.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là một kỷ nguyên mới nổi, được điều chuyển bởi các dòng dữ liệu, điện toán đám mây và phân tích. “Con người chỉ với thiết bị và kết nối internet đã có nhiều thông tin và sức mạnh trên tay, điều khó lòng tưởng tượng được trong thời điểm 20 hoặc 30 năm trước. Trí tuệ nhân tạo, học máy, người máy và các kỹ thuật gen (sinh học) đang chuyển đổi toàn bộ các định hướng về phương thức sống, liên lạc, làm việc và học”, bà chia sẻ.
Câu hỏi cho châu Á không phải chỉ là tăng trưởng, mà là về các cơ hội và lợi nhuận. Nhưng công nghệ có thể là thanh gươm 2 lưỡi. Điều gì sẽ xảy ra khi năng lực và lợi ích không sẵn sàng cho tất cả mọi người? Làm sao để chúng ta chắc rằng việc chạm đến cơ hội là bình đẳng?
Các nền kinh tế châu Á đã phát triển đáng mừng trong vài thập kỷ, nhưng tiến sĩ Tuminez nghĩ rằng tăng trưởng này không đồng đều – xoay quanh vấn đề giới tính, khuyết tật và quyền được tới trường.
“Các chính phủ, lĩnh vực tư nhân và các tổ chức phi lợi nhuận cần bắt tay để chắc rằng những bất bình đẳng này được xử lý. Để tham gia và phát triển mạnh trong thế giới số hóa mới, các nước Châu Á phải đưa ra những cơ sở đúng để tạo ra một môi trường hoàn thiện. Chúng ta cần các chính sách để đảm bảo rằng công nghệ giúp giải quyết được các vấn đề thực tế, và lợi ích của nó sẽ lan truyền đồng đều hơn trên mọi tầm vực xã hội. Then chốt của triết lý phát triển bền vững của chúng tôi là không để bất kỳ ai rớt lại. Cuộc cách mạng công nghiệp mới này không dành riêng chỉ cho người giàu, người có học vấn hay cư dân của các quốc gia giàu có”, bà nhấn mạnh.
Tăng trưởng toàn diện là thế nào với bà Tuminez? Bà nhìn thấy 5 yếu tố. Đầu tiên là mọi người cần phải hiểu biết về công nghệ và dùng nó an toàn để tránh bị lạm dụng bởi các tội phạm mạng và thế giới ngầm nơi đó. Kế đó, cần có kết nối internet với giá phù hợp để cư dân có thể khai phá sức mạnh công nghệ phát triển bản thân. Thứ 3, các thế hệ tương lai cần kỹ năng nắm bắt tốt về dữ liệu, phân tích; các công nghệ mới nổi khác cần sẵn sàng cho tất cả mọi người để họ có thể có được công việc tốt. Thứ 4, những người khuyết tật phải được trao quyền bởi công nghệ để họ có thể sống tốt hơn. Cuối cùng, các doanh nghiệp cần truy nhập công nghệ tương đương dù ở mức lớn hay nhỏ. Bà Tuminez chia sẻ rằng, các công nghệ mới đang xử lý tốt các bài toán thực tế. Bà đưa ra ví dụ về một bang của Ấn Độ là Andhra Pradesh đã sử dụng ứng dụng để báo cho các nông dân qua điện thoại khi nào thì nên gieo hạt, dựa vào các dữ liệu phân tích thời tiết, đất đai và các yếu tố khác.
Vài điều đã tiến triển, nhưng vẫn còn những thách thức – như thiếu các cơ hội giáo dục cho dân cư nông thôn. “Khi tới các đảo xa ở Philippines hoặc Indonesia bạn có thể nghe họ nói rằng, ‘Ồ, sau khi học lớp 3 sẽ chả có gì để học tiếp nếu không vào thành phố’. Là nông dân, họ không thể vào thành phố, và bằng lòng với trình độ lớp 3. Đây chính là bài toán của xã hội phát triển vì cư dân không thể cải thiện bản thân khi không có học vấn”, Bà Tuminez chia sẻ.
Thông qua các chương trình như Affordable Access Initiative (sáng kiến truy cập giá cả phải chăng), Microsoft đang làm việc với các chính phủ và đối tác trong khu vực để cung cấp các tài nguyên giáo dục, đặc biệt là cho khu vực nông thôn. Ví dụ ở Indonesia, là nhà cung cấp Kelase đang hỗ trợ giải pháp học tập kỹ thuật số nhằm mang lại các nội dung trực tuyến, cũng như các công cụ hợp tác và năng suất, cho học sinh và giáo viên tại các làng. Microsoft cũng đã trao một khoản trợ cấp cho WIN (nhà cung cấp mạng wifi) tại Philippines để đưa internet tới nông thôn với công nghệ TV Whitespace.
“Những sáng kiến này thật thú vị vì có thể tạo sự bình đẳng giáo dục cho trẻ em nông thôn và vùng sâu vùng xa. Giáo dục trao quyền cho con người có được những kỹ năng, giúp họ có trách nhiệm hơn với định mệnh của chính mình”, bà Tuminez nhận định.
Nhìn xa hơn, bà Tuminez lạc quan và tin tưởng rằng sự bùng nổ của giới trẻ châu Á sẽ khác biệt so với toàn cầu. Với chỉ số cư dân thời kỹ thuật số và Millennial cao (người sinh ra đầu thập niên 2000), bà nghĩ khu vực có thể nắm bắt tốt các công nghệ mới nổi, như di động và đám mây, để tiến vào Cách mạng Công nghiệp 4.0. Điều này sẽ trao quyền cho công dân giải quyết rất nhiều các bài toán của họ nhờ công nghệ, mang lại sự thịnh vượng cho xã hội và các doanh nghiệp – chắc chắn sẽ dẫn đến sự ổn định bền vững cho khu vực.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.