Vừa qua, xã hội bàng hoàng về một cuốn từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh của tác giả Vũ Chất với nhiều cách giải thích từ ngô nghê, khó hiểu, thậm chí không đúng, sai sự thật.
Tuy nhiên không chỉ có Từ điển Tiếng Việt của tác giả Vũ Chất, trên thị trường sách còn xuất hiện nhiều cuốn từ điển tương tự với cách giải thích nghĩa "độc và lạ" không kém.
Qua khảo sát tại hà Nội cuối tuần qua, trong cuốn có in ở mặt sau Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh lớp 1,2,3 do NXB Đồng Nai cấp ngày 25.4.2014, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam xin dẫn đăng một số từ được giải nghĩa có trong cuốn từ điển như sau:
Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh lớp 1,2,3 và lớp 4,5 được NXB Đồng Nai phát hành. Ảnh: Hồng Nhung |
Bắc thang (đgt): Xúi giục, giúp đỡ. Bắc thang cho con leo
Một số từ dẫn trong cuốn Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh của hai tác giả Khắc Trí và Trọng Tấn. Ảnh Hồng Nhung |
Bắt rể (đgt): Đem rể về nuôi tại nhà
Cào cấu (đgt): Cào và cấu
Một số từ dẫn trong cuốn Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh của hai tác giả Khắc Trí và Trọng Tấn. Ảnh Hồng Nhung |
Cổ kính (tt): Rất cổ với vẻ y nghi. Tòa nhà cổ kính
Chờm (đgt): Áp vào da thịt một vật gì cho bớt đau. Chờm nước nóng (Trong khi cũng trong cuốn từ điển này, từ “Chườm” được giải thích “Áp vật nóng hoặc lạnh vào da để làm giảm đau hoặc giảm sốt. Chườm nước nóng”)
Dờn (tt): Có màu xanh mét. Nước da xanh dờn.
Dằng co (đt): Lôi kéo dây dưa không dứt
Đền (dt): Chỗ vua ở, chỗ thờ phụng lớn. Đền đài
Ếch (dt): Loại nhái mình lớn, thịt ngon. Chụp ếch
Một số từ dẫn trong cuốn Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh của hai tác giả Khắc Trí và Trọng Tấn. Ảnh Hồng Nhung |
Nhái (dt): Loại ếch nhỏ. Nhái bén
Một số từ dẫn trong cuốn Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh của hai tác giả Khắc Trí và Trọng Tấn. Ảnh Hồng Nhung |
Bậy bạ (tt): Quá sai lầm, xấu hổ
Ca khúc (dt): Bài hát ngắn gọn, mạch lạc
Thậm chí có những từ được giải thích với một nghĩa duy nhất gây sự khó hiểu:
Anh em (tt): Những người cùng một thế hệ có quan hệ ruột thịt với nhau. Nhà có hai anh em.
Anh chị (dt) (lóng): Đàn anh sừng sỏ trong bọn lưu manh
Bách diệp (dt): trắc bách diệp
Bảnh mắt (đgt): Bảnh mắt thức dậy. Mới bảnh mắt ra đã đi chơi
Tâm thần (dt): Tâm trí, tình thần. Tâm thần bấn loạn.
Tấm lòng (dt): Bụng dạ. Tấm lòng son sắt.
Sự khó hiểu của cuốn từ điển này còn thế hiện ngay ở sự thiếu thống nhất giữa bìa sách "Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh lớp 1,2,3" và ở phần dẫn lời Nhóm biên tập ngay trang 3: “Do yêu cầu của học sinh lớp 2 & 3, chúng tôi biên soạn cuốn “Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh lớp 2&3” mong góp thêm một phần nào mong muốn của quý độc giả”.
Không chỉ có cuốn Từ điển Tiếng Việt 1,2,3, hai tác giả Khắc Trí và Trọng Tấn còn là đồng tác giả của hai cuốn từ điển đã xuất bản “Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh lớp 4” và “Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh lớp 5” của NXB Đồng Nai phát hành 2014.
Trong hai cuốn từ điển xuất bản sau (lớp 4,5) có lặp lại toàn bộ những cái sai của cuốn trước (lớp 1,2,3), có bổ sung thêm từ mới nhưng nhiều từ vẫn giải thích sai hoặc không chính xác.
Còn nhớ, trước vụ Từ điển Tiếng Việt của tác giả Vũ Chất, PGS.TS Phạm Văn Tình (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) từng bày tỏ quan điểm rằng: "Từ điển là một trong những công cụ tra cứu đòi hỏi sự chuẩn xác và có tính điển mẫu, về giải thích, về chính tả đến việc chọn lựa từ. Đối với mọi người trong xã hội đã cần cẩn thận, thì nhóm đối tượng là học sinh thì cần phải làm cẩn thận hơn".
Vậy mà với 3 cuốn từ điển trên, đối tượng được hướng đến là học sinh, cụ thể là học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5, không hiểu hai tác giả Khắc Trí và Trọng Tấn dựa vào cơ sở nào để giải thích nghĩa các từ, vai trò của cơ quan thẩm định và xuất bản ở đâu khi những cuốn từ điển không đúng chuẩn mực, sai sự thật vẫn được lưu hành rộng khắp.
Từ khi phát hành đến giờ, không biết có bao nhiêu học sinh đã đọc và ghi nhớ những gì được viết trong ba cuốn từ điển này, cũng không thể hình dung hậu quả từ cách hiểu sai, không đúng có thể xảy ra?....
Vui lòng nhập nội dung bình luận.