Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân (Bộ Quốc phòng) Lê Kế Lâm nhận định hoạt động tàu ngầm rất đa dạng nhưng có mấy cách đánh chính.
1/ Đánh phục kích, tức là có những trận địa sẵn ở trên biển rồi tàu ngầm nằm yên để phục
kích.
2/ Cách đánh thứ 2 là cơ động để phục kích.
Cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên tàu ngầm Hà Nội - Ảnh: wp11082610.server-he.de
3/ Cách thứ 3 là đi săn, tức là tàu ngầm tự do đi săn trong vùng biển cho phép, gặp đối tượng nào
mà nó biết không phải của mình, thì có quyền tấn công; và ngược lại nếu là của mình mà không thông
báo trước, không biết trước, thì nó vẫn tấn công. Khi tàu ngầm đã ở dưới biển rồi, mà nó được phép
giao cho là kiểm soát, thì tất cả những phương tiện của địch đi vào đó, thì đều xem là mục
tiêu.
"Như vậy rõ ràng với biển Đông hơn 3 triệu km2 mà chúng ta chỉ cần triển khai 3 tàu ngầm thôi, thì
xem như chúng ta có thể kiểm soát được bề ngang của biển Đông", thiếu tướng Lê Kế Lâm nhìn
nhận.
Ông nói thêm: "Tàu ngầm khi đã giao nhiệm vụ ra biển rồi, thì nó được hoạt động ở một vùng nào đó,
nếu như thời bình thì không sao vì nó cũng như các phương tiện trên mặt biển thôi, nó đi ngầm dưới
mặc kệ, ai muốn biết thì biết, không biết thì nó cứ đi.
Thiếu tướng hải quân Lê Kế Lâm - Ảnh: Tấn Cư
Nhưng khi ở tình huống chiến tranh, thì kẻ thù đi vào vị trí mà nó được giao nhiệm vụ hoạt động,
bất kỳ nó phát hiện mục tiêu nào, thì nó có quyền tấn công. Kể cả tàu của mình, nếu đã vạch một
trận địa để cho tàu ngầm hoạt động, thì cũng không vào được. Cái đó gọi là hoạt động theo trận địa
có sẵn, người ta gọi là phục kích…".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.