UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ

Hồng Cẩm Thứ bảy, ngày 10/09/2022 05:42 AM (GMT+7)
Chiều 9/9, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị "Tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78, năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.
Bình luận 0

Theo báo cáo, năm 2022, số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh An Giang là 20.129 hộ, chiếm 3,82%; hộ cận nghèo là 31.288 hộ, chiếm 5,93%. Giai đoạn 2019-2021, tỉnh có gần 32.900 hộ thoát nghèo. Hiện tỉnh có một huyện nghèo giai đoạn 2021-2025.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội ở An Giang - Ảnh 1.

Dịp này các Bộ, Ngành Trung ương đã tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 4 cá nhân; UBND tỉnh An Giang tặng Bằng khen cho 20 tập thể và 90 cá nhân có nhiều đóng góp về thực hiện tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Hồng Cẩm

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang đã thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Trong giai đoạn 2002 - 2021, doanh số cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang đạt gần 9.700 tỷ đồng, với gần 675 nghìn lượt khách hàng được vay vốn, tập trung chủ yếu vào chương trình cho vay hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hộ cận nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm nhà ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long… Doanh số thu nợ trong 20 năm qua đạt hơn 5.602 tỷ đồng.

Đến ngày 31/7/2022, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn An Giang đạt hơn 3.974 tỷ đồng với gần 147 nghìn khách hàng còn dư nợ. Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh hơn 138 tỷ đồng, chiếm 3,48% trên tổng dư nợ. Dư nợ bình quân đạt 27 triệu đồng/hộ.

Theo bá Nguyễn Minh Thúy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, giai đoạn 2021-2030, tỉnh An Giang phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách đủ điều kiện được tiếp cận nguồn vốn vay; tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm 8-10%; tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh dưới 3%, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,5%; tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn từ 90% trở trên; tỷ lệ thu lãi đạt 100% lãi phát sinh hàng tháng.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội ở An Giang - Ảnh 2.

Các cá nhân được nhận Bằng khen của UBND tỉnh An Giang. Ảnh: Hồng Cẩm

Đến ngày 31/7/2022, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn An Giang đạt hơn 3.974 tỷ đồng với gần 147 nghìn khách hàng còn dư nợ. Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh hơn 138 tỷ đồng, chiếm 3,48% trên tổng dư nợ. Dư nợ bình quân đạt 27 triệu đồng/hộ.

Theo bà Nguyễn Minh Thúy - Phó Chủ tich5 UBND tỉnh An Giang, giai đoạn 2021-2030, tỉnh An Giang phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách đủ điều kiện được tiếp cận nguồn vốn vay; tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm 8-10%; tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh dưới 3%, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,5%; tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn từ 90% trở trên; tỷ lệ thu lãi đạt 100% lãi phát sinh hàng tháng.

Theo đó, hàng năm, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh từ 0,5%; giải quyết việc làm bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 30.000 người/năm. Chi nhánh phấn đấu đến năm 2030 xây dựng thành một đơn vị có chất lượng tín dụng ổn định, bền vững, làm tốt chức năng tín dụng ưu đãi của Nhà nước và phát triển các dịch vụ tài chính đối với người nghèo, có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác.

Để thực hiện tốt hơn nữa Nghị định 78 trong giai đoạn mới, bà Nguyễn Thị Hằng - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đề nghị cấp ủy, chính quyền tỉnh An Giang tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang, đặc biệt là mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, địa phương cần quan tâm cân đối, ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Hằng yêu cầu Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang tiếp tục tham mưu triển khai, phát huy tốt hơn nữa vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc gắn tín dụng chính sách xã hội với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Không ngừng hoàn thiện mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù, xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên với phương châm "thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ" để triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng Chi nhánh ngày càng vững mạnh...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem