Nói chính xác là với lương 2 triệu đồng, người ta thậm chí còn không đủ sống chứ không thể mơ tới chuyện mua nhà. Và những người đóng thuế có quyền chất vấn lại rằng: Bộ Xây dựng đáng lẽ phải tìm cách giảm giá nhà, để chí ít và trước hết các vị bộ trưởng có thể mua được nhà, chứ không phải là ngồi đó mà giơ tay hàng.
Và ngay sau đó, thông tin: “Bất động sản đã được đưa ra khỏi khu vực phi sản xuất” cũng được ông Nam chính thức công bố. Nghĩa là bất động sản sẽ không thuộc diện "sổ đen" theo Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước, vay tiền sẽ dễ hơn và với một mức lãi suất không còn phải kèm những loại phí không tên.
Nhưng nguồn vốn, tới đây sẽ khơi thông cho thị trường vốn đã đóng băng từ năm ngoái, rõ ràng không phải là liều thuốc dành cho "ước mơ ngôi nhà" giản dị của những người nghèo- chính xác hơn là những dân thường- mà cuộc sống trông cả vào đồng lương. Bởi nguồn vốn ngân hàng- kênh huy động chủ yếu- vào bất động sản, hầu như vào các dự án biệt thự, - nơi có khả năng tạo sốt, sinh lời, chứ số lượng nhà ở xã hội, nhà dành cho người thu nhập thấp từ cả thập kỷ nay vẫn chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, TS Lê Xuân Nghĩa), dư nợ bất động sản đến tháng 6.2011 khoảng 245.000 tỷ đồng, tương đương với 10% tổng dư nợ của nền kinh tế.
Tại một số ngân hàng, tín dụng bất động sản chiếm tới 30- 40% tổng dư nợ. Hiện tỷ lệ nợ xấu bất động sản là 3%, trong đó nợ "nhóm 5" (tức có nguy cơ mất vốn), chiếm khoảng 40%. Có lẽ, dư nợ 245.000 tỷ và chuyện mất vốn của các đại gia ngân hàng mới là lý do chính khiến bất động sản được đưa ra khỏi khu vực phi sản xuất.
Nhưng nếu lý luận bất động sản là khu vực sử dụng nhiều lao động, tạo ra sản phẩm cụ thể để đưa ra khỏi "khu vực phi sản xuất" thì tại sao, chứng khoán chẳng hạn- lại vẫn nằm trong diện "sổ đen"? Trong khi, về lý thuyết, thị trường chứng khoán còn mang một ý nghĩa nặng ký hơn: "Kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp"?
Chừng nào sản xuất, hay phi sản xuất được quyết định tùy vào cái miệng của các đại gia ngân hàng thì đồng tiền đưa ra một cách dễ dãi chỉ càng dễ tạo ra những cơn sốt giá.
Hôm qua, giá vàng đã leo lên đến một mốc "địa chấn", gần 50 triệu đồng/lượng. Và trong ngày lập tức đã có lời cảnh báo về "bong bóng giá". Nhưng trả lời câu hỏi vì sao, thì ngoài "tâm lý đám đông", ngoài sự thủ thế do lo ngại lạm phát làm giảm giá trị tiền đồng, còn vì những đồng tiền lẻ của dân nghèo là không đủ để mua.n
Anh Đào
Vui lòng nhập nội dung bình luận.