Thanh Hóa, Nghệ An là 2 địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Bảo hiểm nông nghiệp đã và đang được thực hiện thí điểm ở 21 tỉnh, thành, trong đó có 7 tỉnh thí điểm bảo hiểm cho cây lúa (bắt đầu từ 1.7), dù có thành công, cũng chỉ phần nào làm giảm bớt rủi ro cho nông dân. Bởi với người nông dân, thiên tai luôn là mối họa thường trực, bất ngờ và khốc liệt nhất.
"Cơn bão" vải rớt giá dù được dự báo trước nhưng cuối cùng vẫn đổ xuống đầu người nông dân. Trước khi bước vào vụ thu hoạch vải, người dân ở "thủ phủ" vải miền Bắc là Bắc Giang phấn khởi vì vải được mùa, dù trước đó, những tưởng vụ vải sẽ thất bát vì rét đậm, rét hại kéo dài. Sản lượng vải ước tính ban đầu gấp đôi năm ngoái (khoảng 200.000 tấn). Nhưng thực tế khi thu hoạch rộ, quả vải lại bị ép giá, rớt giá thê thảm.
Từ 8.000- 12.000đồng/kg (bán tại gốc) đầu mùa đến nay, chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg. Vải tồn ứ ở các cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai), Tân Thanh (Lạng Sơn), Thanh Thủy (Hà Giang). Vải, dù bán lẻ ở trên thành phố cũng chỉ còn 5.000-7.000 đồng/kg. Vải bán tại vườn rẻ như bèo. Thậm chí, người nông dân vải ăn vải thay... cơm. Đau đớn!
Thiên tai có thể làm mất mùa nhưng bù lại nông sản được giá. Nhưng được mùa, mất giá chẳng phải là nhân tai hay sao? Chính quyền các địa phương dù đã có một số động thái để "giải cứu" quả vải nhưng nếu chỉ dừng lại ở mệnh lệnh hành chính thì quả vải và người nông dân vẫn phải đối mặt với nghịch cảnh: Vải ngọt, nông dân đắng!
Hữu Thông
Vui lòng nhập nội dung bình luận.