Vận động sức dân trong chống hàng giả, hàng kém chất lượng

Hồng Nhân (ghi) Thứ bảy, ngày 23/01/2021 07:00 AM (GMT+7)
Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt trên đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây: Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm...; là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa...
Bình luận 0

Luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết, "Theo Điều 9 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng có thể bị phạt tiền từ 1 - 70 triệu đồng tùy theo giá trị hàng giả tương đương số lợi thu được bất hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vận động sức dân trong chống hàng giả,   hàng kém chất lượng - Ảnh 1.

Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra xử lý vi phạm. Ảnh: I.T

Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt trên đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây: Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm...; là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa...

Hình thức xử phạt bổ sung có thể là tịch thu tang vật vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 6 - 12 tháng" - ông Cường cho biết.

Cũng theo vị luật sư, đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo bao bì hàng hóa thì Điều 11 nghị định trên quy định mức phạt từ 1 - 50 triệu đồng.

Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi kinh doanh hàng hóa nhập, cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50 triệu đồng tùy giá trị hàng hóa nhập lậu.

"Trong trường hợp người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng… thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù.

Ngoài ra, tùy vào hàng hóa giả và tính chất, mức độ hành vi vi phạm mà người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195)" - vị luật sư phân tích.

Theo ông Cường, để chống hàng giả, hàng nhập lậu, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ tính năng, xuất xứ, công dụng giá cả của sản phẩm; yêu cầu có hóa đơn; thu thập và thực hành những kinh nghiệm về mua, sử dụng sản phẩm; phát hiện và thông báo kịp thời với các cơ quan chức năng về những nơi sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem