Vận hội mới cho Quảng Ngãi và đất nước

Thứ tư, ngày 05/01/2011 06:11 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Ngày 6-1 tới là thời điểm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chọn để khánh thành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - một công trình trọng điểm của công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam.
Bình luận 0

Đã có sự nỗ lực vượt bậc của cả ngàn chuyên gia, kỹ sư, công nhân trong và ngoài nước suốt nhiều năm qua để làm nên công trình này. Ngày 8-1-1998, lễ động thổ xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (NMLDDQ) do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, được tiến hành.

img
Trong phòng điều hành sản xuất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Đây là công trình “khổng lồ” nhất về mọi phương diện không chỉ tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) - nơi đặt nhà máy, mà là của cả miền Trung. Tổng diện tích công trình đến 338ha mặt đất, 473ha mặt biển, trên địa bàn hai xã Bình Trị và Bình Thuận (Bình Sơn). Tổng vốn đầu tư công trình đến 3 tỷ USD.

Ngày 22-2-2009, hàng triệu người đã hướng về Dung Quất để chào đón sự kiện dòng sản phẩm đầu tiên của NMLDDQ ra đời. Đến ngày 30-5-2010, nhà thầu (nước ngoài) bàn giao công trình NMLDDQ cho chủ đầu tư quản lý, vận hành. Kể từ đó đến nay, hoạt động của nhà máy luôn ổn định với 100% công suất.

Theo ông Đinh La Thăng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, từ khi bắt đầu chạy thử đến tháng 12-2010, nhà máy đã tiếp nhận 8,3 triệu tấn dầu thô và đã chế biến cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn sản phẩm các loại.

Chỉ tính từ khi được bàn giao đến cuối năm 2010, tổng doanh thu của nhà máy đạt 60.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 237 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 10.000 tỷ đồng. Dự kiến năm 2011, doanh thu của nhà máy sẽ là 77.000 tỷ đồng, lợi nhuận 550 tỷ đồng, nộp ngân sách khoảng 15.000 tỷ đồng.

Việc hoàn thành nhà máy này đã có sức thu hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư trong, ngoài nước đến với Dung Quất. Chỉ riêng năm 2010 đã có 157 dự án được cấp phép đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất, với tổng vốn trên 10,3 tỷ USD, trong đó có 44 dự án đã đi vào hoạt động. Nguồn thu ngân sách Quảng Ngãi từ 376 tỷ đồng (2004) tăng lên 16.000 tỷ đồng (2010), trong đó NMLDDQ đóng góp 14.000 tỷ đồng.

Việc hoàn thành công trình NMLDDQ còn có ý nghĩa chiến lược về chính trị-kinh tế-xã hội; góp phần vô cùng quan trọng thực hiện mục tiêu CNH - HĐH đất nước; đồng thời đặt nền móng vững chắc cho việc hình thành ngành công nghiệp hoá dầu tiên tiến của Việt Nam.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem