Về bản Cống ăn tết ngô

Thứ hai, ngày 23/07/2012 07:24 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - "Từ thuở khai thiên lập địa, khi bề trên chỉ cho người Cống đến định cư ở nương rừng này thì Ủy-La-lóng (tết ngô) đã được chọn phải trở thành dịp lễ hội quan trọng bậc nhất trong năm của bản làng.
Bình luận 0

“Để có được cái tết ngô hàng năm chu đáo và vui vẻ nhất, bà con phải chuẩn bị trước cả chục ngày, gia đình nào cũng phân công người đi lấy củi, vào rừng hái măng, nhặt nấm, lên nương bẻ ngô, xuống suối bắt cá, bắt cua..." - già Chang Hà Lều ở bản Nậm Khao, xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, Lai Châu kể...

img
Bà con bản Cống tập văn nghệ chuẩn bị tết ngô.

Tết ngô được tổ chức vào cuối tháng 6 âm lịch, lúc vụ ngô đã thu hoạch xong, bồ cót đã đầy chặt, yên vị dưới mỗi mái nhà. Mâm cỗ trong tết ngô dâng cúng trước ban thờ chính nhằm mục đích trình báo với thần linh, tổ tiên về những việc mà cả gia đình đã làm được trong năm, cảm tạ sự phù hộ, độ trì của các đấng bề trên cho con cháu khoẻ mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tươi tốt, thóc, ngô đầy nhà.

Bà con bảo rằng, lễ vật ý nghĩa nhất trên mâm cỗ cúng không phải là các loại thịt mà chính là món cơm ngô và bánh ngô. Cơm ngô được tạo thành từ gạo nếp nương trộn đều với ngô non nạo nhỏ, gói bằng lá dong buộc dây sợi mo rồi đem đồ cách thủy bằng chõ, khi chín hương thơm bay tới tận đầu bản; còn bánh ngô lại được chế biến từ ngô nếp non nạo nhỏ quyện với đường, bọc lá chít bên ngoài to như hai đầu ngón tay và cũng được đồ cách thủy khoảng 1 giờ rồi vớt ra nia để nguội.

Hương vị bánh ngô, cơm ngô tự bao đời đã trở thành nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Cống, để những người con của bản làng khi xa quê mỗi năm đúng dịp tết ngô lại da diết nhớ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem