Hoàng đế trong thời phong kiến là người nắm tất cả mọi quyền lực tối cao. Chu Nguyên Chương chính là vị hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Minh, Trung Quốc. Ông được biết đến là một trong những vị hoàng đế có công lớn trong lịch sử Trung Hoa.
Chu Nguyên Chương là vị hoàng đế luôn hiểu được nỗi thống khổ của người dân lúc đó. Vì vậy ông đã thi hành nhiều chính sách giúp kinh tế thời đầu Minh được khôi phục và phát triển nhanh chóng.
Chu Nguyên Chương là một vị hoàng đế xuất thân từ gia đình nhà nông, từ nhỏ sống rất vất vả, bản thân ông cũng từng đi chăn bò cho tầng lớp địa chủ. Cha mẹ và các anh của ông đều chết đói, ông từng phải đi khất thực.
Do từ nhỏ đã phải lăn lộn để sống, ông đã tôi luyện được tính quật cường và chí khí phi thường. Sau khi bôn ba tứ phương, ông nắm được thời thế trong thiên hạ và biết được rằng vận khí của triều Nguyên sắp hết. Sau đó, ông đã tham gia Hồng Cân quân (quân khăn đỏ) là lực lượng nông dân khởi nghĩa cuối thời Nguyên. Sau nhiều năm chinh chiến, tháng Giêng năm 1368, ông xưng Đế và đặt quốc hiệu nhà Minh.
Chu Nguyên Chương lúc này đang nắm mọi quyền lực là trung tâm của đất nước. Với tính cách chinh chiến lâu năm, mới giành được giang sơn nên vị hoàng đế này dần trở lên nhạy cảm và thấy nghi ngờ tất cả những người xung quanh mình.
Ông có nguyên tắc: "Thà tin vào điều nó không xảy ra, chứ không tin rằng nó không có. Thà giết 1.000 người chứ không bỏ sót dù chỉ là một người". Từ nguyên tắc này có thể thấy được sự đề phòng rất lớn của hoàng đế Chu Nguyên Chương đối với mọi thứ.
Để chống tham nhũng, duy trì sự liêm chính và đặc biệt là để củng cố quyền lực triều đình nhà Minh, hoàng đế Chu Nguyên Chương đã giết rất nhiều quan tham và cả những công thần khai quốc có công hết mức trung thành với ông.
Bất kể thân phận và công trạng của họ rất nổi bật nhưng ông vẫn kiên quyết giết như Hồ Duy Dung, Lý Thiện Trường, Lam Ngọc và nhiều người khác. Ngay cả đến con rể của ông là Âu Dương Luân cũng không được tha, thậm chí còn bị ông đem ra để giết làm gương cho kẻ khác.
Có thống kê cho rằng, Chu Nguyên Chương đã giết hơn 160.000 quan lại trong thời gian ông tại vị. Các quan dưới thời Chu Nguyên Chương phải chịu áp lực rất lớn. Mỗi lần ông ra lệnh giết người, chỉ có Mã Hoàng hậu, người vợ thuở hàn vi mới có thể khuyên giải.
Vì sao Chu Nguyên Chương ra lệnh giết cung nữ?
Như thường lệ, buổi sáng thức dậy, Chu Nguyên Chương sẽ mặc long bào. Nhưng lần này, khi đang mặc áo thì tự dưng có một chiếc kim đâm vào cổ chảy máu. Lúc đó, Chu Nguyên Chương tức giận đã ra lệnh giết cung nữ đó vì tội muốn ám sát hoàng đế. Ông nghĩ rằng đã có kẻ nào đó ra lệnh cho cung nữ ám sát mình.
Thế nhưng Mã Hoàng hậu đã đến nói chuyện với Chu Nguyên Chương rằng: "Cung nữ châm chiếc kim vào long bào để ám sát người thật là vô lý. Bởi vì một chiếc kim cũng không thể giết chết được người. Hơn nữa nếu để hoàng đế phát hiện, nàng ta chắc chắn sẽ chết".
Mã Hoàng hậu trầm ngâm kể cho Chu Nguyên Chương một câu chuyện về thời Chiến Quốc, rằng một cung nữ bên cạnh hoàng đế và người đầu bếp nấu bữa ăn. Khi hoàng đế dùng bữa đã phát hiện vẫn còn lông cừu trên món ăn, hoàng đế tức giận đã trừng phạt nghiêm khắc người đầu bếp. Nhưng sự thật thì người đầu bếp đã bị vu oan.
Sau khi nghe xong câu chuyện đó, Chu Nguyên Chương đã ra lệnh cho cận thần điều tra kỹ lưỡng. Ông ghét nhất là những kẻ xấu, muốn giá họa cho người khác. Cuối cùng đã tìm ra kẻ chủ mưu đằng sau là một thái giám. Vì có thù oán với cung nữ phụ trách long bào nên đã gây tội để đổ oan cho cung nữ này. Nhờ đó, cung nữ đã không bị giết oan một mạng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.