Một loại thịt được Đông y coi là “thuốc bổ thượng hạng”, bán đầy chợ, giá rẻ mà chế biến được thành nhiều đặc sản

Nguyên An Thứ tư, ngày 13/03/2024 05:51 AM (GMT+7)
Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, lại ngon miệng và tốt cho sức khỏe nên xuất hiện nhiều trên mâm cơm của các gia đình Việt.
Bình luận 0
Thịt vịt là món ngon dân dã của người Việt. Loại thực phẩm này có nhiều cách chế biến nhưng dù đem luộc, nướng hay nấu lẩu đều mang lại những vị ngon tuyệt vời không thể lẫn với bất cứ món nào. Không những thế, nó còn có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe rất tốt nên còn được coi là loại "thuốc bổ thượng hạng" trong Đông y Trung Quốc.
Một loại thịt được Đông y coi là “thuốc bổ thượng hạng”, bán đầy chợ, giá rẻ mà chế biến được thành nhiều đặc sản- Ảnh 1.

Thịt vịt đã trở nên phổ biến trên bàn ăn từ Đông sang Tây với vô vàn cách chế biến hấp dẫn.

Thịt vịt – Món ăn ngon còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y

Vào những ngày thời tiết mùa hè nóng nực, thịt vịt luôn là nguồn protein được ưu tiên hàng đầu vì tính mát, dễ ăn. Chúng ta thường làm vịt om sấu, nấu canh măng chua dịu… cả cái oi ả của mùa hè như dịu lại. Nhưng không đơn giản là món ăn, thịt vịt còn là vị thuốc chữa bệnh cực hữu ích trong Đông y.

Một loại thịt được Đông y coi là “thuốc bổ thượng hạng”, bán đầy chợ, giá rẻ mà chế biến được thành nhiều đặc sản- Ảnh 2.

Vào những ngày thời tiết mùa hè nóng nực, thịt vịt luôn là nguồn protein được ưu tiên hàng đầu vì tính mát, dễ ăn.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, thịt vịt vị ngọt, mặn, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, thận, có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Thịt vịt được sử dụng cho các trường hợp suy nhược gầy sút, ăn kém, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, phù nề, đới hạ, khí hư, đái tháo đường, sản phụ thiếu sữa, sốt nóng dai dẳng, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, da tóc khô, miệng họng khô, khát nước.

"Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư, ngay cả trong quá trình hóa trị, xạ trị", lương y Vũ Quốc Trung cho biết thêm. Vị lương y này đặc biệt nhấn mạnh, ăn thịt vịt rất hữu ích cho người suy nhược thể chất, mắc chứng chán ăn, bị sốt, phù nề cơ thể, người có thể chất yếu nhất là sau khi khỏi bệnh, bị đổ mồ hôi ban đêm, phụ nữ ít kinh nguyệt, sản phụ thiếu sữa…

Một loại thịt được Đông y coi là “thuốc bổ thượng hạng”, bán đầy chợ, giá rẻ mà chế biến được thành nhiều đặc sản- Ảnh 3.

Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư, ngay cả trong quá trình hóa trị, xạ trị.

Chưa hết, trong những tài liệu y thư cổ cũng nhận định, thịt vịt là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hòa ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư. Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.

BS Doãn Thị Tường Vy (Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng) cũng nhận định, thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe.

Một loại thịt được Đông y coi là “thuốc bổ thượng hạng”, bán đầy chợ, giá rẻ mà chế biến được thành nhiều đặc sản- Ảnh 4.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, chúng ta hoàn toàn có thể chế biến thịt vịt thành những bài thuốc chữa bệnh.

    Thịt vịt giúp kiểm soát đường huyết

Thịt vịt có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, rất giàu protein nhưng lại có hàm lượng chất béo thấp, do đó rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu tiêu thụ thịt vịt ở mức độ hợp lý sẽ có tác dụng cải thiện nồng độ lipid máu, cải thiện khả năng hoạt động của insulin, nhờ đó giúp việc kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý rằng khi ăn thịt vịt nên ăn từng phần nhỏ và chỉ nên ăn phần ức vịt, không nên ăn da và những phần có nhiều mỡ. Điều này giúp làm giảm hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol, người bệnh vẫn có thể hấp thu các giá trị dinh dưỡng tới sức khỏe.

Bên cạnh đó, để đảm bảo không ảnh hưởng tới tình trạng bệnh và để biết chắc chắn tình trạng bệnh tiểu đường của mình có được ăn thịt vịt không, người bệnh nên có sự tư vấn của bác sĩ điều trị.

    Thịt vịt có tác dụng bổ thận

Không chỉ giúp kiểm soát đường huyết, thịt vịt còn có tác dụng bổ thận, tăng cường sức khỏe sinh lý cho cả nam và nữ. Theo Đông y, loại thịt này có tính hàn, vị ngọt, hơi mặn, không độc, có tác dụng bổ huyết, giải độc, thanh nhiệt dưỡng âm, lợi thấp nhiệt, điều hòa ngũ tạng, di tinh, khô miệng, điều hòa kinh nguyệt… Do đó, thịt vịt có thể sử dụng như một bài thuốc để bổ thận, tăng cường sức khỏe sinh lý.

Một loại thịt được Đông y coi là “thuốc bổ thượng hạng”, bán đầy chợ, giá rẻ mà chế biến được thành nhiều đặc sản- Ảnh 5.

Thịt vịt có công dụng bảo vệ xương

Một số nghiên cứu cho thấy rằng thịt vịt rất giàu protein. Protein của thịt vịt chủ yếu là protein sarcoplasmic và myosin, chúng chứa xen kẽ collagen, gelatin nên rất bổ cho xương khớp, có thể cải thiện mật độ và sức mạnh của xương.

Thịt vịt tốt cho tim mạch

Thịt vịt chứa niacin tham gia vào việc giải phóng năng lượng từ carbohydrate, chất béo, protein. Nó đồng thời tham gia vào quá trình tổng hợp protein, axit béo và DNA, có tác dụng bảo vệ rất tốt đối với tim mạch. Bên cạnh đó, thịt vịt cũng là nguồn cung cấp axit béo omega-3 có lợi cho tim mạch, có thể cải thiện lượng cholesterol tốt HDL, giảm chất béo trung tính, huyết áp đồng thời giảm hình thành mảng bám và các cục máu đông. Từ đó, ngăn chặn các nguy cơ gây ra bệnh tim mạch.

Thịt vịt tăng cường hệ thống miễn dịch

Chưa hết, thịt vịt còn là nguồn cung cấp selen - chất chống oxy hóa quan trọng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và chống viêm. Do đó, ăn thịt vịt không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn có thể hỗ trợ và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

2 nhóm người không nên ăn thịt vịt

Thịt vịt tuy rất bổ dưỡng nhưng theo Đông y, có 2 kiểu người cần tránh ăn loại thịt này kẻo bệnh tình thêm phần trầm trọng:

Một là người có thể chất yếu, lạnh

Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác. Bên cạnh đó, nếu bạn đang bị cảm lạnh, sốt thì tốt nhất cũng không nên ăn loại thịt này. Nguyên nhân là vì khi cơ thể đang ở trong trạng thái yếu ớt, chức năng tiêu hóa giảm sút, việc ăn thịt vịt có thể cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng, không thể tiêu hóa.

Hai là người bị dị ứng thịt vịt

Một số người khi ăn những thực phẩm chứa lượng protein cao mà bị dị ứng thì cũng nên “kiêng” cả thịt vịt. Nguyên nhân là vì thịt vịt cũng là món ngon chứa nhiều đạm, ăn vào có thể sẽ gây ra những phản ứng không đáng có với cơ thể như ngứa ngoài da, sưng đỏ, sau đó đau bụng, tiêu hóa kém, đau đầu, nôn ói và các trạng thái mẫn cảm khác.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem