Bị ngứa "vùng kín" vì thời tiết và thay đổi môi trường?
Sau 2 tháng chuyển sang công ty mới ở một tòa nhà trên đường Kim Ngưu, chị H. (25 tuổi, Nghệ An) luôn có cảm giác khó chịu ở "vùng kín". Ban đầu chị nghĩ do thời tiết nóng mà chị lại có sở thích mặc quần áo bó, cắm thùng nên "chỗ ấy" bị bí gây ra khó chịu, vậy là chị chuyển sang mặc váy... cho thoáng.
|
Những cuộn giấy thế này có thể là thủ phạm gây bệnh phụ khoa cho chị em. |
Nhưng sau một thời gian, tình hình cũng không được cải thiện là bao. Mỗi lần đi vệ sinh, nhiều lúc ngứa quá chị thường dùng giấy vệ sinh chà xát mạnh tay hơn cho đỡ ngứa. Cho đến khi không thể chịu được thì chị mới đi khám. Nhận kết quả khám chị H. mới giật mình vì bác sĩ kết luận chị bị viêm nhiễm dẫn đến bị nấm khá nặng. Đó chính là lý do tại sao chị luôn cảm thấy ngứa ngáy không chịu nổi ở "vùng kín".
Cùng hoàn cảnh với chị H. là chị P. T (28 tuổi, Hà Nội). Vốn dĩ có cơ địa khá nhạy cảm nên chỉ một chút thay đổi nhỏ cũng có thể khiến chị P. T xuất hiện những dấu hiệu lạ. Điển hình là từ ngày công ty chuyển đến văn phòng mới ở Gia Lâm, chuyện ngứa "vùng kín" của chị càng trầm trọng hơn. Chị xin nghỉ hẳn 2 tuần ở nhà để chữa bệnh thì thấy bệnh khỏi nhanh chóng. Nhưng đến khi đi làm trở lại thì bệnh lại tái phát.
Chủ quan, vẫn nghĩ rằng do thay đổi môi trường nên bị vậy, chị P. T không dùng bất kì thuốc gì để chữa trị mà để... khỏi tự nhiên. Một tháng trước khi kết hôn, chị P. T quyết định đến khám phụ khoa ở một phòng khám ở đường Quan Hoa, Cầu Giấy để chữa trị còn mang thai sau này. Không kìm được bức xúc, bác sĩ còn mắng chị P. T xơi xơi vì "tội" bị viêm nhiễm lâu thế mà không đi khám làm cho mức độ viêm nhiễm giờ đây đã quá nặng và có dấu hiệu "ăn" vào vòi trứng, đe dọa khả năng sinh sản về sau.
"Thủ phạm" bất ngờ gây bệnh phụ khoa cho chị em
Có rất nhiều chị em có cùng suy nghĩ như chị H. và chị P.T, cho rằng thời tiết nóng nực kết hợp với quần áo bó sát hoặc thay đổi môi trường sinh hoạt là những nguyên nhân khiến chị em mắc các bệnh phụ khoa nói trên.
Nhưng trên thực tế, sau khi mô tả bệnh và thói quen sinh hoạt của mình, các bác sĩ kết luận cả chị H. và chị P.T bị bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng là bởi cả hai đều có thói quen dùng khá nhiều giấy vệ sinh để làm sạch "vùng kín" trong những lần đi vệ sinh và "thủ phạm" chính là những cuộn giấy vệ sinh kia.
Chị H. chia sẻ: "Mỗi lần đi về sinh ở nhà vệ sinh chung của tầng, mình cứ thấy ghê ghê, thế là cứ phải dùng nhiều giấy và chà xát thật sạch sẽ 'cô bé' để hi vọng 'giết' được nhiều vi trùng càng tốt. Nhưng hóa ra thói quen đó lại 'phản chủ' làm cho mình ra nông nỗi này. Nhìn cuộn giấy vệ sinh cũng trăng trắng thì ai mà nghĩ chúng là thủ phạm gây bệnh cơ chứ".
Còn chị P. T thì khá hoang mang: "Nói thật, nhà vệ sinh của tòa nhà thì cứ thế mà vào thôi, thấy họ để giấy ở đó thì dùng chứ có biết là loại giấy đó của hãng nào sản xuất đâu. Bao nhiêu người dùng chẳng thấy ai kêu nên mình cứ nghĩ do cơ địa của mình mà thôi. Mà cũng có đôi lần khi xé giấy mình thấy có bột trắng rơi xuống, cũng hơi chột dạ nhưng lại nghĩ giấy làm từ bột giấy, việc lưu lại một tí chút là chuyện bình thường nên mình cũng không quá lưu tâm. Đúng là chủ quan hại mình".
Khi được các bác sĩ đề nghị tránh dùng giấy vệ sinh ở công ty, thay vào đó nên dùng nước để vệ sinh hoạc dùng các loại giấy ăn cá nhân trong một thời gian, kết hợp với phương pháp điều trị của bác sĩ thì thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm đi rất nhanh.
Có thể nói, đừng nghĩ chuyện dùng giấy vệ sinh để làm sạch "vùng kín" là chuyện bình thường. Thói quen đó vô tình lại gây hai cho "cơ quan trọng yếu" này mà chị em không hề biết. Không phải giấy vệ sinh nào cũng được sản xuất theo quy trình đảm bảo, hợp vệ sinh và an toàn về chất lượng.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, rất nhiều loại giấy vệ sinh được sản xuất bằng cách tận dụng lại giấy cũ để tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm, do đó dù không tẩy trắng nhiều bằng các loại giấy khác nhưng trong bản thân nó đã tích lũy chất policlobiphenyl. Vì thế, dùng các sản phẩm giấy không hợp vệ sinh này sẽ gây ra nguy cơ tiềm ẩn gây độc rất cao.
Đặc biệt, chị em nào có thói quen chà xát thật mạnh, thật kĩ thì vi khuẩn từ giấy vệ sinh càng có nhiều cơ hội để di chuyển sang và lưu trú ở vùng âm đạo. Khi vi khuẩn tăng tới lượng nhất định, chúng sẽ là nguyên nhân gây chứng viêm âm đạo hoặc viêm âm hộ.Về lâu dài, viêm nhiễm này nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể ảnh hưởng sâu vào các bộ phận khác của cơ quan sinh sản, gây tắc vòi trứng hoặc loét vòi trứng, dẫn đến vô sinh.
Chia sẻ với những lo lắng của chị em, bác sĩ N.H (Phòng khám Sản phụ khoa Hà Nội) cho rằng, vấn đề không phải ở chỗ thói quen dùng giấy vệ sinh sau mỗi lần đi vệ sinh mà là do chất lượng giấy và do cách dùng giấy của người dùng. Nếu có thể hãy chọn các loại giấy vệ sinh cao cấp hoặc giấy ăn để vệ sinh vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh, hoặc khi dùng bất kì loại giấy nào thì cũng nên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau để tránh vi khuẩn có nhiều cơ hội xâm nhập cơ thể.
Để phòng tránh bệnh phụ khoa chị em nên vệ sinh âm đạo đều đặn ít nhất mỗi ngày 2 lần, và đặc biệt hình thành thói quen rửa âm đạo sau mỗi khi đi vệ sinh. Điều này sẽ giúp loại trừ nguy cơ bị các loại vi khuẩn ở hậu môn tấn công. Nhưng tránh thụt rửa quá sâu và quá mạnh vì có thể tạo điều kiện đưa các vi trùng đi sâu hơn vào trong gây thiệt hại cho các bộ phận bên trong cơ quan sinh sản.
Theo Afamily
Vui lòng nhập nội dung bình luận.