Thứ hạng các nền kinh tế lớn trong khu vực như sau: Trung Quốc (84), Indonesia (109), Nhật Bản (34), Philippines (103), Thái Lan (49) và Việt Nam (90, tăng 3 bậc) trong số 189 nền kinh tế được đánh giá). Theo đó, Việt Nam đã tiến bộ trong các lĩnh vực như khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện năng, tiếp cận tín dụng, nộp thuế, giảm thủ tục hành chính.
Việt Nam được đánh giá đã tiến bộ về giảm thủ tục hành chính.
Báo cáo của WB năm nay có chủ đề: “Môi trường kinh doanh 2016: Đo lường chất lượng và hiệu quả”. Đây làm năm thứ 10 liên tiếp Singapore xếp hạng nhất trong bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh hàng năm của WB. Trong nhóm 20 nước hàng đầu có New Zealand (2), Hàn Quốc (4), Đặc khu Hongkong, Trung Quốc (5), Đài Loan, Trung Quốc (11), Úc (13) và Malaysia (18).
Báo cáo năm nay cho thấy, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương là khu vực thứ hai sau châu Âu về số lượng các nền kinh tế được đưa vào nhóm 20 nền kinh tế có môi trường thân thiện nhất. Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết phần lớn các nền kinh tế trong khu vực đang thực hiện cải cách môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong năm vừa qua, con số các cuộc cải cách lớn nhất được ghi nhận trong lĩnh vực khởi nghiệp, trong đó Việt Nam cũng đạt được tiến bộ đáng kể. Nhưng ngay cả khi các nước trong khu vực đang tiệm tiến dần đến các thông lệ tốt nhất về quy chế quản lý thì nhiều thách thức vẫn tồn tại, nhất là trong lĩnh vực giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán, thực thi hợp đồng và đăng ký tài sản.
Báo cáo Môi trường Kinh doanh năm nay là kết quả của hai năm tăng cường thực hiện phân tích và so sánh chất lượng luật pháp và hiệu quả khung pháp lý nhằm phản ánh sát thực tình hình thực tế hơn. Các nước trong khu vực vẫn có thể cải thiện tình hình tốt hơn nữa, đó là: xin giấy phép xây dựng, cung cấp điện, thực thi hợp đồng, đăng ký tài sản và buôn bán qua biên giới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.