Theo PGS-TS Vũ Sinh Nam - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh này do muỗi vằn Aedes albopictus truyền. Về mặt lý thuyết thì virus Chikungunya không quá nguy hiểm so với sốt xuất huyết. “Hiện các chuyên gia dịch tễ của Viện vẫn trong quá trình nghiên cứu virus này - TS Nguyễn Trần Hiển – Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư thông tin.
|
Một bệnh nhân nhiễm virus Chikungunya được điều trị tại bệnh viện. |
Hiện các nhà khoa học mới chỉ tìm thấy virus trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân chứ chưa tìm thấy muỗi chứa virus. Tuy nhiên, các chuyên gia dịch tễ cùng khuyến cáo, do triệu chứng lâm sàng giống sốt xuất huyết như sốt đột ngột 380C-390C, đau đầu, mệt mỏi, niêm mạc mắt đỏ, kết mạc sung huyết, nốt xuất huyết tự nhiên dưới da, nhiều ở cẳng tay và đùi, có thể rét run từng cơn… nên rất dễ chẩn đoán nhầm.
Kết quả xét nghiệm nhiều bệnh nhân âm tính sốt xuất huyết khiến nhiều cơ sở lúng túng bởi biểu hiện lâm sàng đúng là sốt xuất huyết. Một số nơi đã gửi mẫu về T.Ư, kết quả bệnh nhân nhiễm virus Chikungunya. Chikungunya đã và đang bùng phát ở châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á và các đảo Ấn Độ Dương, khiến nhiều người tử vong.
Hiện VN có 2 loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Tuy nhiên, rất khó xác định muỗi nào mang virus gây bệnh sốt xuất huyết và muỗi nào mang virus Chikungunya. Trường hợp có lâm sàng giống sốt xuất huyết nhưng thử huyết thanh không xác định được bệnh thì có thể nghĩ đến căn bệnh do Chikungunya.
Để phòng bệnh, theo ông Nam, người dân cũng nên phòng giống sốt xuất huyết, đó là mắc màn ngủ kể cả ban ngày vì muỗi gây bệnh sốt xuất huyết và Chikungunya thường hoạt động vào khoảng 5 - 6 giờ chiều và sáng sớm. Trẻ em nên mặc quần áo dài tay, gia đình cũng nên vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Với sốt xuất huyết và sốt do Chikungunya hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng bệnh là tốt nhất. Thực tế hiện nay, 2 bệnh này cùng do virus gây ra, chữa trị chỉ để giảm triệu chứng như dứt sốt, cầm chảy máu, giảm đau nhức…
Sở Y tế Thừa Thiên- Huế vừa cho biết dịch sốt xuất huyết (SXH) ở tỉnh này tiếp tục bùng phát trên diện rộng và chưa thể khống chế. Đến thời điểm hiện tại, 100% huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã có người mắc SXH, với hơn 1.000 người và đã có 2 người tử vong.
Bình quân mỗi ngày có thêm ít nhất 15 người nhập viện vì SXH. Các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải vì bệnh nhân SXH gia tăng. Nguyên nhân khiến dịch SXH bùng phát ở Thừa Thiên- Huế là do thời tiết diễn biến thất thường, tạo điều kiện cho muỗi gây bệnh, trong khi ý thức phòng chống dịch của người dân và công tác dập dịch của ngành y tế chưa mang lại hiệu quả.
An Sơn
Thông tin từ Bộ Y tế, tính đến hết tháng 9 năm nay, cả nước có trên 77.860 ca mắc sốt xuất huyết tại 48 tỉnh thành phố, trong đó có 59 trường hợp tử vong. Điều đáng nói, trong khi ở miền Bắc số bệnh nhân giảm 74% so với cùng kỳ 2009 thì miền Trung tăng mạnh với trên 21.630 ca, tăng 168%.
Phạm Hồng
Hồng Hoa
Vui lòng nhập nội dung bình luận.