Vợ chồng nghìn tỷ
Chưa dừng lại ở vị trí 9 và
11 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất trên TTCK, vợ chồng ông Lê
Văn Quang và bà Chu Thị Bình chủ Tập đoàn thủy sản Minh Phú (MPC), tiếp
tục chứng kiến túi tiền nở thêm khoảng 700 tỷ đồng trong vòng hơn một
tháng qua.
So với đầu năm 2014, giá trị số cổ phiếu MPC bà Bình
nắm giữ tăng thêm 1.500 tỷ đồng, còn tài sản của ông Quang cũng tăng
thêm khoảng 1.350 tỷ đồng. Qua đó, cả hai vợ chồng "vua tôm" tính tới
cuối tháng 1/2015 đều lọt tốp 10 người giàu nhất, bà Bình xếp vị trí thứ
7, còn ông Quang nằm ở vị trí 9.
Tổng giá trị cổ phiếu của bà
Bình và ông Quang lên tới khoảng 3.700 tỷ đồng, chưa kể số tài sản của
các con và những người liên quan khác nắm giữ.
Đế chế tôm Minh Phú
của hai vợ chồng này đang ngày càng phình to lên với tốc độ tăng trưởng
doanh thu trong vài năm gần đây đều đạt khoảng 40%/năm.
Vợ chồng đại gia Lê Văn Quang - Chu Thị Bình có một năm thăng tiến được cả tiếng và tiền
Theo
tạp chí thủy sản nổi tiếng thế giới Undercurrentnews, năm 2014 Minh Phú
xếp thứ 23 trong số 100 DN thủy sản lớn nhất thế giới, còn Diễn đàn
Kinh tế Thế giới xếp MPC nằm trong danh sách 20 DN Đông Á là công ty
phát triển toàn cầu.
Nhìn vào những kết quả hiện nay, ít người biết rằng 20 năm trước
đó, ông Quang chỉ là một kỹ sư công nghệ chế biến thủy sản và chuyển ra
làm đại lý thu mua tôm cho một DN tư nhân. Năm 1992, ông Quang thành lập
Xí nghiệp Cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú với số vốn khiêm tốn.
Giờ
đây, nói đến Minh Phú là nói tới cá mập thủy sản Việt nổi danh toàn
cầu. Nói tới Chu Thị Bình là nói tới bà trùm chứng khoán, nắm trong tay
hàng nghìn tỷ đồng, còn ông Quang là doanh nhân có ảnh hưởng tới ngành
thủy sản toàn cầu, Việt Nam chỉ có hai người. Tham vọng của ông Quang có
lẽ không chỉ dừng lại ở vị trí "vua tôm" mà còn là tham vọng về một
thương hiệu Việt nổi danh và bên vững trên phạm vi toàn cầu.
Con đường ngàn tỷ
Cái
duyên đối với ngành thủy sản gắn với ông Quang ngay từ những ngày đầu
lập nghiệp. Vốn là kỹ sư công nghệ chế biến thủy sản làm trong một doanh
nghiệp nhà nước, ông Quang có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, chế biến và
kinh doanh, thu mua, bán tôm trên thị trường bi bước ra ngoài khởi
nghiệp.
Cái duyên đối với ngành thủy sản gắn với ông Quang ngay từ những ngày đầu lập nghiệp.
Con
đường hốt bạc tỷ của gia đình ông Quang có lẽ bắt đầu từ sự bứt phá của
ngành thủy sản trong thời kỳ đổi mới. Thị trường rộng mở cùng với tư
duy phải tạo giá trị gia tăng và nâng cao chất lượng sản phẩm đã giúp
Minh Phú đã không ngừng phát triển trái ngược với sự lụi tàn của nhiều
DN cùng ngành.
Quyết định lên sàn chứng khoán năm 2006 đã giúp MPC huy động vốn
trở thành DN ngành tôm lớn nhất cả nước về quy mô và qua đó góp phần
thúc đẩy xuất khẩu, vươn lên đầu ngành về giá trị bán tôm ra thế giới.
Cũng kể từ đó, MPC duy trì vị thế dẫn đầu của mình với doanh thu không
ngừng tăng trưởng mạnh.
Với giá cổ phiếu từng thời gian đầu tới
trên 70.000 đồng/cp, MPC đã giúp ông bà Chu Thị Bình và Lê Văn Quang lọt
tốp những người giàu nhất trên TTCK. Khi đó bà Bình từng lọt tốp 5 và
là nữ doanh nhân giàu có nhất trên thị trường, có trong tay cả nghìn tỷ
đồng.
Tuy nhiên, con đường đến với cái danh nghìn tỷ không hề dễ
dàng. Mong muốn làm giàu nhanh cũng từng cuốn ông Quang cũng như Minh
Phú vào những lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành như BĐS, cơ sở hạ tầng,
xây dựng, đầu tư tài chính... và từng vùi dập cổ phiếu MPC trong một
thời gian dài. Sự bứt phá trong năm 2014 đầu năm 2015 là sự trở lại ấn
tượng hơn của vợ chồng ông Quang bà Bình.
Sự đam mê với thủy sản, với con tôm con cá đã giúp ông Quang trở lại với cốt lõi kinh doanh của mình.
Đã
có sự trả giá cho những sai lầm. "Vua tôm" đã chấp nhận thất bại và dần
rút ra khỏi các vụ đầu tư tài chính. Sự đam mê với thủy sản, với con
tôm con cá đã giúp ông Quang trở lại với cốt lõi kinh doanh của mình.
Cho tới thời điểm này, Minh Phú là DN ngành tôm uy tín nhất tại
Việt Nam, gần như không có đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này cả về
quy mô cũng như chất lượng. Mặc dù vậy, gần đây có những bước đi có thể
khiến MPC phải trả giá trong tương lai.
Trong gần hai năm qua, MPC
đã triển khai mua vào cổ phiếu quỹ để hủy niêm yết tự nguyện, thoát
khỏi những áp lực phải công bố thông tin trên sàn, mà theo ông Quang là
ảnh hưởng đến việc đàm phán giá tôm với khách hàng.
Yêu cầu công
bố thông tin đầy đủ với các DN niêm yết là một thực tế. Nó là áp lực đối
với nhiều công ty gia đình. Lên sàn là để huy động vốn nhưng giờ đây
MPC đang được nhiều NĐT nước ngoài quan tâm, muốn mua cổ phần. Việc rút
khỏi sàn có thể không ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn. Tuy nhiên, về
dài hạn, việc rũ bỏ TTCK cùng với đó là trở về với mô hình công ty gia
đình có thể là một bước lùi của DN này trên con đường trở thành một đế
chế tôm của Việt Nam cũng như thế giới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.