Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Có căn cứ trả hồ sơ vụ án?
Cụ thể, tại phiên xử sơ thẩm vụ gian lận thi cử tại Hà Giang diễn ra từ ngày 18/10 vừa qua, các chứng cứ được tranh luận tại phiên tòa cho thấy, chiều 29/6/2018, bà Nguyễn Thị Nga (đảng viên, chuyên viên Sở Tài chính Hà Giang) sử dụng số điện thoại có 3 số cuối 888 nhắn tin cho Triệu Thị Chính – nguyên Phó Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo Hà Giang, 1 trong 5 bị cáo trong phiên sơ thẩm.
Tin nhắn thể hiện: “Bạn à, mình là Nga ở Sở Tài chính, mình có đứa cháu vừa thi 12. Bạn giúp mình với nhé”. Tin nhắn tiếp theo của bà Nga gửi là tên, số báo danh, phòng thi, môn thi của thí sinh, số chứng minh thư...
Tiếp đó, chiều cùng ngày, bà Nga nhắn: “Bạn thông cảm nhé mình biết đang chấm thi căng thẳng nên không dám gọi điện, chỉ dám nhắn tin. Cảm ơn bạn nhiều”.
Sau đó bị cáo Triệu Thị Chính nhắn lại: “Hôm nay em mới đọc tin nhắn. Vâng chị ơi em đang làm thi, tối cũng phải ăn cơm cùng đoàn thanh tra Bộ... Em sẽ cố gắng xem xét môn thi tự luận. Khó khăn lắm chị ạ. Thương các cháu Hà Giang mình. Nhưng quy chế chặt, thanh tra giám sát liên tục, lại chấm bằng máy nữa... có gì chị thông cảm cho em nhé”.
Vợ chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã nhắn tin nhờ bị cáo Chính nâng điểm cho cháu, tuy nhiên đến trước thời điểm công bố tin nhắn tại toà, bà Nguyễn Thị Nga - chuyên viên Sở Tài chính Hà Giang không hề có tên trong danh sách cán bộ bị xử lý.
Đến 8 giờ 54 phút ngày 1/7/2018, bà Nga tiếp tục gửi tin: “Chị cám ơn nhé. Em cứ xem xét, giúp được đến đâu hay đến đó. Chị biết mà” và bị cáo Chính nhắn trả lời: “Dạ em cảm ơn chị. Em sẽ cố gắng trong khả năng”.
Cơ quan công tố tỉnh Hà Giang khẳng định, các tin nhắn đến và đi nêu trên được cung cấp bởi Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT) và được giám định bởi Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, thể hiện rõ là “nhờ nâng điểm chứ không phải xem điểm”.
Theo thông tin của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Giang, bà Nga là người đầu tiên và cũng là người nhắn tin nhiều nhất đến số điện thoại của bị cáo Chính nhờ giúp đỡ. Tuy nhiên, bà Nga không thuộc diện cán bộ bị đề nghị xử lý.
Nêu quan điểm pháp lý với Dân Việt về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) nhận định, vụ án này đang xét xử sơ thẩm, đã kết thúc phần tranh tụng và chuyển sang phần nghị án, thời điểm này, trọng trách nặng nề thuộc về Hội đồng xét xử sau khi điều hành hoạt động xét xử nhiều ngày trước khi quyết định nghị án kéo dài.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, sau khi nghị án, tòa án có thể trở lại phần xét hỏi (nếu còn có những tình tiết, chứng cứ chưa được làm rõ), cũng có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc tuyên bán án để kết tội các bị cáo.
“Theo diễn biến phiên tòa những ngày vừa qua thì tôi cho rằng cả vụ án xảy ra tại tỉnh Sơn La và tỉnh Hà Giang đều có căn cứ để trả hồ sơ, điều tra bổ sung để làm rõ nhiều vấn đề có liên quan đến động cơ, mục đích thực hiện hành vi phạm tội và trách nhiệm của một số cá nhân có liên quan...” – luật sư Cường nói.
Theo vị luật sư là Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, đối với những chứng cứ tin nhắn có liên quan tới bà Triệu Thị Chính mà cơ quan điều tra đã thu thập được trong quá trình điều tra, trước tiên, Hội đồng xét xử phải đánh giá về tính hợp pháp của những chứng cứ này, sau đó mới đánh giá đến giá trị chứng minh của các chứng cứ.
Theo quan điểm của luật sư Đặng Văn Cường, cả vụ xử ở Hà Giang và Sơn La liên quan đến gian lận thi cử đều có căn cứ để trả hồ sơ, điều tra bổ sung các vấn đề.
Quan điểm của Viện kiểm sát tỉnh Hà Giang tại phiên xử sơ thẩm cho thấy hành vi phạm tội đã rõ, thời gian nhắn tin, nội dung các tin nhắn phản ánh nội dung về việc nhờ nâng điểm chứ không chỉ là hỏi điểm sau khi đã chấm và công bố.
Tuy nhiên, bản thân bà Chính không thừa nhận hành vi phạm tội, cho rằng mình bị oan. Bởi vậy, Hội đồng xét xử sẽ xem xét vấn đề này trên cơ sở khách quan, toàn diện và đầy đủ các chứng cứ đã được tranh luận, làm rõ tại phiên tòa....
“Nếu bà Chính không phủ nhận những thông tin qua nội dung tin nhắn, việc thu thập chứng cứ điện tử được thực hiện hợp pháp thì những chứng cứ này có giá trị chứng minh, có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Hội đồng xét xử sẽ đánh giá về việc bà Chính có khả năng tác động nâng điểm hay không ? Thời điểm người khác nhắn tin, gọi điện nhờ "xem điểm" là xem điểm trong bài thi sau khi chấm "lần đầu" hay nhờ xem điểm số đã được Bộ giáo dục kiểm duyệt và công bố ?
Nếu việc nhờ xem điểm khi kỳ thi kết thúc, thông tin đã chuyển về Bộ giáo dục và Bộ giáo dục đã thông báo điểm của từng thí sinh thì có thể bà Chinh trình bày là có căn cứ. Còn trường hợp nhờ xem điểm vào thời điểm bài thi còn đang chấm, chưa lên điểm, chưa báo cáo Bộ giáo dục thì quan điểm của Viện kiểm sát là có căn cứ” – luật sư Đặng Văn Cường nhận định.
"Nhờ nâng điểm ở Hà Giang - Phải là đồng phạm"
Cũng trao đổi với Dân Việt về vấn đề này, luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty luật Minh Bạch (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, Bộ luật Hình sự Việt Nam đã quy định rất rõ khái niệm về đồng phạm.
Theo đó Điều 17 Bộ luật Hình sự nêu: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” và cũng theo Điều luật này, trong một vụ án có đồng phạm thì sẽ có người đóng vai trò là “người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức”. Luật sư Trần Tuấn Anh dẫn chứng, theo quy định thì bị cáo Triệu Thị Chính là người thực hành, người trực tiếp thực hiện hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, theo Điều 358 Bộ luật Hình sự.
Tội danh mà bị cáo Chính bị truy tố, xét xử là phù hợp với hành vi khách quan mà bị cáo đã thực hiện.
Chuyên gia pháp lý Trần Tuấn Anh nhận định, nhắn tin nâng điểm cũng là đồng phạm với các bị cáo trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang.
“Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là ai đã “xúi” bị cáo phạm tội, khi mà danh sách học sinh được nâng điểm có cả “người ngoài” - không phải người thân thích của bị cáo và trong vụ án này, Cơ quan điều tra cũng đã thu thập được những tài liệu, chứng cứ chứng minh việc có những người khác đã “dụ dỗ, thúc đẩy” bà Chính phạm tội bằng cách nhắn tin, nhờ vả và cung cấp danh sách, tên, số báo danh để bị cáo thực hiện tội phạm theo hướng có lợi cho những người nhờ nâng điểm.
Với hành vi nhờ nâng điểm, cung cấp cơ sở dữ liệu để bà Chính thực hiện tội phạm thì rõ ràng đã thỏa mãn dấu hiệu của hành vi đồng phạm với vai trò người xúi giục, bởi Điều 17 Bộ luật Hình sự quy định: “Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm”” – Giám đốc Công ty luật Minh Bạch nói.
Theo quan điểm cá nhân, luật sư Trần Tuấn Anh cho biết những người nhờ nâng điểm, bất luận họ là ai, đang mang chức vụ gì thì cũng phải xem là đồng phạm với những người thực hành - người trực tiếp thực hiện việc nâng điểm trái quy định pháp luật.
“Không thể để họ vô can như cách mà Hà Giang đang xử lý. Việc không xử lý hình sự với những người nhờ nâng điểm là hành vi bỏ lọt tội phạm. Bởi họ cùng ý chí và mong muốn tội phạm xảy ra khi nhờ nâng điểm.
Việc chỉ xử lý những người “thực hành” trong việc nâng điểm mà bỏ qua xử lý hình sự những người “nhờ nâng điểm” đã làm méo mó các quy định mang tính nguyên tắc của luật hình sự về động cơ, mục đích thực hiện tội phạm.
Quan trọng hơn, nó xói mòn niềm tin của nhân dân vào công lý, vào pháp luật. Trong vụ án này, “chức vụ, quyền hạn” đang như lá chắn bảo vệ các quan chức, người nhà các quan chức khi họ thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật” – luật sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Danh sách cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hà Giang đến mức phải xử lý kỷ luật gồm 46 người sau: Khai trừ Đảng 3 trường hợp gồm: 1. Lê Thị Dung, nguyên Phó Đội trưởng, Phòng Bảo vệ Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang. 2. Nguyễn Thanh Hoài, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. 3. Vũ Trọng Lương, nguyên Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. Cảnh cáo 1 trường hợp: Hoàng Thị Trịnh, cán bộ, Phòng PC06, Công an tỉnh Hà Giang. Khiển trách 42 trường hợp gồm: 1. La Thị Thúy Chinh, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. 2. Vàng Mí Chỏ, Phó Chủ tịch HĐND huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 3. Trần Chí Công, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân Sự huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 4. Linh Thị Đào, đảng viên Chi bộ tổ 1, Đảng bộ thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 5. Vũ Khắc Điệp, nhân viên Ban Thi đua khen thưởng, Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh Hà Giang. 6. Triệu Thị Giang, Phó Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang. 7. Nguyễn Thị Thu Hà, nhân viên, Phòng Tổ chức - Hành chính công, Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh Hà Giang. 8. Nguyễn Văn Hà, Ban tài chính, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang. 9. Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phó Trưởng phòng chế độ, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang. 10. Đán Thị Hậu, kế toán Trung tâm Giám định y khoa thuộc Sở Y tế Hà Giang. 11. Vương Thị Hiên, giáo viên Trường Tiểu học A xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. 12. Mai Quang Hùng, Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hà Giang. 13. Nguyễn Danh Hùng, Đội trưởng, Phòng PC05, Công an tỉnh Hà Giang. 14. Lê Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vị Xuyên, Hà Giang. 15. Trần Thị Huyền, cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Vị Xuyên, Hà Giang. 16. Nguyễn Thị Lan, giáo viên Trường Tiểu học A xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. 17. Nguyễn Thanh Lịch, cán bộ Phòng PA03, Công an tỉnh Hà Giang. 18. Ngô Kim Loan, chuyên viên Phòng đoàn thể, các hội, Ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Giang. 19. Tống Văn Lợi, giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp tỉnh Hà Giang. 20. Nguyễn Thị Lý, giáo viên Trường Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. 21. Nguyễn Thị Thanh Mai, giáo viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp tỉnh Hà Giang. 22. Phùng Thị Mỹ, Chi bộ Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Hà Giang. 23. Trần Thị Ngọc, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên, Hà Giang. 24. Hoàng Thị Hồng Nhẫn, Phó trưởng Phòng PA03, Công an tỉnh Hà Giang. 25. Trần Thị Tuyết Nhung, giáo viên Trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong tỉnh Hà Giang. 26. Nguyễn Thị Phú, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. 27. Vũ Văn Quang, bác sĩ Bệnh viện Đức Minh, Hà Giang. 28. Nguyễn Thị Sáu, kế toán Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang. 29. Trịnh Viết Sỹ, Chính ủy trường Quân sự tỉnh Hà Giang. 30. Lê Thị Việt Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Yên Biên, thành phố Hà Giang. 31. Nguyễn Trung Thành, Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy, Công an thành phố Hà Giang. 32. Đỗ Lệ Hằng Thi, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học phổ thông tỉnh Hà Giang. 33. Nguyễn Xuân Thọ, cán bộ nghỉ hưu ở tổ 7, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang. 34. Phạm Thị Thu, giáo viên Trường Mầm non Hướng Dương, thành phố Hà Giang. 35. Nguyễn Văn Tiến, cán bộ nghỉ hưu ở tổ 18, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang. 36. Hoàng Văn Tinh, Phó Trưởng phòng PA03, Công an tỉnh Hà Giang. 37. Mương Trọng Tuân, Trạm Kiểm soát Biên phòng Lao Chải - Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. 38. Bùi Đức Tường, cán bộ Phòng PC08, Công an tỉnh Hà Giang. 39. Nguyễn Trung Tuyến, bảo vệ Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Vị Xuyên, Hà Giang. 40. Đặng Thị Viện, Phó Trưởng phòng PX03, Công an tỉnh Hà Giang. 41. Lương Thị Ngọc Xuyến, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. 42. Phạm Thị Phương Yến, giáo viên Trường Tiểu học Minh Khai, thành phố Hà Giang. |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.