Ngày 12.4, tại thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2018 - 2019; Triển khai sản xuât vụ Hè Thu, vụ mùa năm 2019 vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Thứ trưởng Bộ NTPTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NNPTNT nhấn mạnh, tiếp tục theo dõi và thu hoạch lúa vụ Đông Xuân, tránh sâu bệnh hại cuối vụ; giao Cục Trồng trọt thành lập Tổ công tác gồm Thủy lợi, BVTV làm việc cụ thể với từng địa phương xác định thời vụ cụ thể. thống nhất khung lịch thời của Cục Trồng trọt xây dựng, nhưng tùy theo từng vùng có lịch thời vụ tùy theo nguồn nước, điều kiện sản xuất của địa phương; cơ cấu giống ngắn và cực ngắn ngày, lượng giống gieo sạ hợp lý. Cần theo dõi diễn biến thời thiết và áo dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm, theo dõi chỉ đạo phun thuốc sau bệnh kịp thời…
Quan cảnh Hội nghị vụ Đông Xuân 2018 - 2019 diễn ra tại Quảng Nam
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, diện tích lúa toàn vùng vụ Đông Xuân 2018 - 2019 ước đạt 316.967ha, giảm 4.397ha; năng suất ước đạt 66,14 tạ/ha; sản lượng ước đạt 2.096 nghìn tấn, tăng 18 nghìn tấn so với vụ Đông Xuân 2017 - 2018.
Về thời vụ, Cục Trồng trọt đã phối hợp với các địa phương triển khai kế hoạch và giải pháp chỉ đạo sản xuất sớm hơn, bố trí thời vụ gieo sạ phù hợp và tập trung xuống giống nhanh, gọn; chủ động lịch xuống giống linh hoạt cho từng tiểu vùng tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương.
Về cơ cấu giống, tập trung sử dụng giống ngắn ngày như: OM6976; KDđb, KD28, ĐV108, PC6, BC15, TH3-3, ML48, ML202, Nhị ưu 838, ANS1, DT45, Thiên ưu 8… Các giống lúa chất lượng cao đã được nhiều địa phương bổ sung vào cơ cấu giống như: HT1, VD20, OM4900, OM5451, OM6162, OM7347, Đài Thơm 8…
Sử dụng giống ngắn ngày và cực ngắn ngày trong tình hình khô hạn thiếu nước đã măng lại hiệu quả cao, giảm tối thiểu 2 lần tưới (10-12 ngày/vụ).
Nhiều cánh đồng mẫu lớn ở Quảng Nam cho năng xuất lúa cao
Về diện tích gieo trồng một số cây màu vụ Đông Xuân 2018-2019, ngô ước đạt 35.567ha, tăng 2.195ha; lạc 22.941ha, tăng 1.992ha; vừng 109ha, tăng 26ha; sắn 47.257ha, tăng 3.014ha; mía 25.121ha, tăng 965ha; khoai lang 7.708ha, tăng 2.124 ha; rau các loại 57.572ha, giảm 502ha; đậu các loại 12.423ha, giảm 564ha.
Trong đó, cây khoai lang tăng đột biến do mùa vụ trước giá khoai lang thương phẩm cao nên bà con nông dân tăng diện tích trồng, đến khi thu hoạch do cung tăng cao làm cho giá khoai lang thương phẩm xuống thấp và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
Cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày luôn được các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên quan tâm chỉ đạo phát triển và góp phần quan trọng trong cơ cấu cây trồng của vùng. Ngoài ra cũng từng bước hoàn thiện các kỹ thuật canh tác, sơ chế, tồn trữ, bảo quản, vận chuyển… đạt vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần tăng giá trị và lợi nhuận.
Nông dân xứ Quảng hối hả gặt lúa vụ Đông Xuân
Mô hình chuyển đổi canh tác lạc chịu hạn thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và tưới nước tiết kiệm trên đất cát kém hiệu quả thực hiện tại xã Bình Tân, Hòa Thắng và Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với diện tích 5,5ha. Kết quả mô hình trồng lạc cho thấy năng suất bình quân đạt 23,6 tạ/ha. Với giá thị trường lạc khô tại thời điểm là 25.000 đồng/kg, trừ các chi phí về đầu tư thâm canh, tổng doanh thu của mô hình trồng lạc là 59 triệu đồng/ha và lãi thuần là 27,430 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nếu SX lạc theo cách truyền thống (đối chứng) thì doanh thu chỉ đạt 48,75 triệu đồng/ha và lãi thuần 20, 51 triệu đồng/ha.
Như vậy, sản xuất lạc theo mô hình tưới theo mini-pan bằng béc phun mưa so với đối chứng thì năng suất tăng 21% và lãi thuần tăng 6,92 triệu đồng/ha (tương ứng tăng 33,7%). Bên cạnh đó, việc áp dụng mô hình canh tác lạc tiết kiệm nước theo mini-pan còn sử dụng hiệu quả nguồn nước, lượng nước tưới trong mô hình là 3.800m3/ha/vụ, giảm hơn 21,5% (1.040 m3/ha/vụ) so với đối chứng. Đây là vấn đề rất có ý nghĩa trong điều kiện tài nguyên nước đang ngày càng thiếu hụt như hiện nay tại địa phương.
Tại tỉnh Quảng Nam, các mô hình chuyển đổi trên vùng lúa nước trời như: Lúa ĐX - Mè Xuân Hè (hoặc hè Thu sớm), Lúa ĐX – Sắn; trên vùng đất chủ động nước như: Dưa hấu ĐX - Dưa hấu Xuân Hè – Lúa/Ngô Vụ 3, Lúa ĐX - Dưa hấu Hè Thu - Ngô vụ 3, Ngô nếp ĐX - Đậu xanh Xuân Hè - Ngô vụ 3, Lúa ĐX - Lạc Hè Thu, Lúa ĐX - Mè Xuân Hè - Ngô vụ 3… lợi nhuận từ cây trồng chuyển đổi cao hơn so với SX lúa trong cùng thời vụ, trên cùng chân đất, cụ thể: cây mè là 11, 57 triệu đồng/ha, cây lạc là 16,83 triệu đồng/ha, cây đậu xanh là 20,8 triệu đồng/ha, trong khi đó lợi nhuận từ SX lúa là 2,868 triệu đồng/ha, thậm chí có nơi như Núi Thành, Tiên Phước bị thua lỗ.
“Các mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa cho năng suất và hiệu quả cao như: ngô, lạc, vừng, rau đậu các loại… tuy nhiên, việc phát triển nhân rộng mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa còn gặp nhiều khó khăn do thiếu sự quy hoạch tập trung, đầu tư hệ thống thủy lợi tưới tiêu nước và các chính sách hỗ trợ chuyển đổi chưa thực sự mạnh để thúc đẩy chuyển đổi” - Cục Trồng trọt nêu rõ.
Ngoài lúa ra, tại Quảng Nam nông dân còn phấn khởi trúng mùa dưa hấu
Ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Diện tích liên kết sản xuất lúa giống trên địa bàn tỉnh hơn 3.000ha/năm (trong đó có 300-350ha lúa lai); Liên kết sản xuất giống đậu khoảng 3.00ha/năm, giống ngô khoảng 3.0ha/năm. Hơn 140 cánh đồng lớn diện tích 6.000ha/năm (lúa, ngô, đậu xanh, lạc, ớt, dưa hấu…). Sản xuất rau an toàn (RAT), rau VietGAP, rau hưc cơ đang phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng. Đầu ra của sản phẩm tương đối ổn định, góp phần nâng cáo giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.
“Ngoài lúa ra, hiện Quảng Nam đã và đang tạo đột phá về cây dược liệu, ngoài Sâm Ngọc Linh, có Ba kích, Đảng Sâm, Sa nhân và nhiều loài dược liệu quí khác. Từ năm 2016 đến nay tăng gần 200ha/năm. Chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau màu các loại hàng năm trên 1.000ha” - ông Thanh nhấn mạnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.