Vụ mất 1,8 triệu khai báo mất hơn 100 triệu: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Phùng Đô/Báo Giao thông Thứ bảy, ngày 19/11/2022 20:17 PM (GMT+7)
Luật sư Diệp Năng Bình cho rằng, người dân khi khai báo mất trộm tài sản cần khai trung thực để tránh gặp rắc rối về pháp lý.
Bình luận 0

Trước đó, tài khoản Facebook P.M.T. đăng tải trên mạng xã hội nhờ người dân đi qua ngõ 210 Lê Trọng Tấn (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân) cung cấp hình ảnh tên trộm đập kính xe ô tô, lấy tài sản lớn.

Theo người này, khoảng 9-10h cùng ngày, xe ô tô hiệu CRV đỗ tại ngõ 210 Lê Trọng Tấn bị kẻ gian đập kính cạnh ghế phụ lấy đi giấy tờ cá nhân quan trọng cùng ví tiền, bên trong ví có số tiền mặt 100 triệu đồng. Sau đó, nạn nhân nhận được tin nhắn thẻ visa bị quẹt 45 triệu đồng tại một siêu thị điện máy.

Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, công dân có quyền và nghĩa vụ trình báo, cung cấp thông tin tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm xác minh, điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Vụ mất 1,8 triệu khai báo mất hơn 100 triệu: Tài xế có thể bị xử lý ra sao? - Ảnh 1.

Thông tin đăng tải trên mạng xã hội khiến dư luận xôn xao

"Tuy nhiên, người trình báo và cung cấp thông tin phải đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin, nguồn tin. Nếu cố tình cung cấp sai sự thật, người trình báo và cung cấp thông tin sẽ bị coi là có hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời sẽ bị xem xét trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi", luật sư Bình nói.

Luật sư Bình cho biết, Điều 13 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người tham gia tố tụng khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, trừ người bị buộc tội.

Luật sư Diệp Năng Bình lưu ý, việc trình báo thông tin trực tiếp tới cơ quan Nhà nước khác với việc đưa tin lên mạng xã hội hoặc cố tình lan truyền thông tin ra ngoài cộng đồng xã hội.

"Tùy theo mục đích và phương thức cung cấp thông tin để cấu thành hành vi vi phạm pháp luật khác nhau. Trường hợp cố tình báo tin giả với cảnh sát khu vực nhưng không đưa lên mạng xã hội thì bị coi là có hành vi báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu cố tình đưa lên facebook hoặc zalo, hành vi này vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội", ông Bình nói.

Luật sư Bình cho biết, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

"Hành vi mất ít loan báo thành mất nhiều cũng có thể bị xử phạt hành chính về hành vi cung cấp thông tin giả mạo. Chính vì vậy người dân cần khai báo trung thực, mất bao nhiêu tài sản thì trình báo bây nhiêu để tránh gặp rắc rối về pháp lý", ông Bình nói.


Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem