Là giáo viên dạy môn Văn ở trường THCS Nguyễn Chánh (Sơn Tịnh) nhưng đam mê hoa lan rừng nên nhiều năm qua ông Bùi Xuân Hồng luôn kiên trì xây dựng vườn lan cho riêng mình.
Ban đầu, ông Hồng trồng lan trong chậu nhựa, sau khi tìm hiểu, thấy được khi được cấy ghép vào các gốc cây khô, lan dễ phát triển lại mang tính thẩm mỹ nên ông áp dụng, tạo nên những giò lan bắt mắt, có giá trị.
Từ những mảnh gỗ vụn, những gốc vú sữa khô nhưng qua bàn tay của ông Hồng bỗng chốc biến thành những tác phẩm độc đáo dùng để trồng các loại lan rừng.
Theo chia sẻ của ông Hồng, việc cắt tỉa bớt thân già cũng giúp cho dò lan nhìn đẹp mắt hơn khi ra nụ, ra hoa...
...dùng chính những thân già đó để ươm ghép giống phát triển vườn lan.
...rồi ghép vào thân gỗ, cho đến lúc rễ mới mọc lên khỏe khoắn bao quanh nhánh ghép.
Với sự kiên trì và khéo léo của người chủ vườn, những mầm lan bé xíu bật khỏi thân cây, cứng cáp dần…
Đó là lúc người làm vườn nở nụ cười "thu hoạch".
Nhiều loại lan rừng dễ tính như lan long tu, lan hạc vĩ, lan thủy tiên… đến các loại lan có giá trị như lan hoàng thảo kèn, lan phi điệp, trầm,…vào mùa khoe sắc.
Theo ông Hồng chia sẻ, với bông phi điệp hay còn có tên gọi khác là lan dã hạc, cánh hoa càng uốn, càng bay thì càng có giá trị.
Và sau 3 năm kiên trì gầy dựng, điều ông Hồng thấy vui là ước mơ bảo tồn loài hoa lan quý thành hiện thực.
P.Tiên (Báo Quảng Ngãi)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.