Điều làm ta ngạc nhiên là trên thành hồ có gắn những viên đá, mà từ nền hồ thả chân vào vừa tầm chân, tha hồ đùa chơi với nước như thể đây là “xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân” vậy. Không biết cách đây gần 240 năm, đôi chân thon của nàng công chúa nào trong thành đã chơi đùa nơi đây. Nếu tính từ thời điểm công chúa Huyền Trân của Đại Việt về làm dâu ở kinh đô Phật Thể của thành Vijaya này (1306) thì đã hơn 700 năm.
Thành Hoàng Đế được Nguyễn Nhạc, anh cả của của phong trào nông dân Tây Sơn, sau khi khởi nghĩa thành công bèn lấy thành Đồ Bàn (thành Vijaya) làm chỗ đóng đô, nay thuộc phường Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về phía Bắc. Thành Hoàng Đế cũng như các kinh thành khác gồm 3 vòng thành, với chu vi 25 dặm. Theo Đồ Bàn Thanh Ký của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển viết năm 1860 thì “Bên trong thành xây dựng thành Con và dựng điện Bát giác. Sau điện Bát giác có nhà chính để vua ở, nghỉ ngơi. Trước điện làm lầu Bát giác. Hai bên lầu Bát giác lập hai nhà từ đường (thờ tổ phụ Ông Nhạc). Trước lầu Bát giác là cung Quyền Bồng, hai bên cung Quyền Bồng có hai giải hành lang làm nơi các quan chầu triều”.
Thành Hoàng Đế nay trở thành di tích lịch sử văn hóa, nhưng các làng nghề xung quang thành vẫn còn như từ thuở nào… cho thấy một kinh thành nhộn nhịp ngựa xe và phồn hoa một thời cũng làm lòng ta nao nao mà nghĩ về một huyền tích kinh xưa.
Góc thành Hoàng đế nhìn từ trên cao.
Vị trí điện Bát Giác.
Lầu bát giác.
Hồ bán nguyệt bên trái.
Hồ Bán nguyệt bên phải.
Hồ xây bằng gạch và vữa vôi, đáy hồ là lớp đất sét mỏng.
Các viên đá gắn vào thành hồ, cao vừa tầm chân.
Các du khách cũng thử tầm chân vào hồ bán nguyệt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.